Suy giảm trí nhớ

Ăn gì để cải thiện trí nhớ hiệu quả?

Trí nhớ bị kém, hay quên gây ảnh hưởng lớn đến học tập và công việc của bạn. Câu hỏi được đặt ra là ăn gì để cải thiện trí nhớ đây? Teonao.vn giới thiệu đến bạn các loại thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ hiệu quả. Mục lụcMật ong cải thiện khả năng ghi nhớĐông trùng hạ thảo tăng khả năng ghi nhớHồ đào nhân giúp não bộ hoạt động tốt hơnNấm linh chi an thần kiện não ích tríNhân sâm nâng cao trí nhớÓc lợn bổ nãoHạt sen tăng cường trí nhớ rất tốtTrứng chim cút là thực phẩm hữu ích cho não bộCà chua cải thiện trí nhớBông cải xanh tăng cường trí nhớ Mật ong cải thiện khả năng ghi nhớ Trong đông y, mật ong có vị ngọt, tính ôn và được mệnh danh là “tinh của trăm hoa”. Mật ong có công dụng bổ hư, nhuận táo giải độc. Mật ong chứa giá trị dinh dưỡng cao trong đó phải kể đến là các loại men, acid amin, các vitamin và nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh trung ương, qua đó cải thiện khả năng ghi nhớ. Trong “Dược Thư Cổ Thực Vật Bản Thảo” có viết viết: “Phong mật, cửu phục cường chí khí, khinh thân, bất cơ bất lão, diên niên thần tiên” dịch ra là sử dụng mật ong lâu ngày sẽ làm mạnh mẽ thần trí, thân thể nhẹ nhàng, không đói không già, sống lâu như thần tiên Để cải thiện khả năng ghi nhớ có thể dùng mật ong một cách đơn giản là uống đều đặn 2 thìa cafe mật ong mỗi tối trước khi đi ngủ. Đông trùng hạ thảo tăng khả năng ghi nhớ Trong đông y, đông trùng hạ thảo được xem như là vị thuốc quý sánh ngang với nhân sâm và nhung hươu có công dụng bổ hư tổn, ích tinh huyết, vị ngọt tính ấm. Tác dụng của đông trùng hạ thảo đã được kiểm chứng hết sức phong phú trong đó đáng lưu ý là tác dụng trấn tĩnh, tăng cường sức chú ý và nâng cao năng lực ghi nhớ. Hiện nay đông trùng hạ thảo được điều chế dưới nhiều dạng như viên nang, dạng nước, dạng bột hoặc dạng thô. Đối với người dùng ở dạng thô có thể  chế biến thành các món ăn – bài thuốc cùng với thịt vịt, ba ba, tôm nõn, thịt lợn nạc…, có công dụng bổ thận cố tinh, ôn phế chỉ khái, ích khí dưỡng huyết, bổ não ích trí, nhuận tràng thông tiện. Hồ đào nhân giúp não bộ hoạt động tốt hơn Trong 100g hồ đào nhân có chứa 58-74g chất béo, chủ yếu là các acid béo không no, 18g chất đạm, 10g chất vô cơ, nhiều loại vitamin như: B1, B2, C, E… và các nguyên tố vi lượng như: Ca, P, Fe, Zn, Mg… một lượng lớn photpholipid và lysine rất cần cho cấu trúc và hoạt động của não bộ. Hồ đào nhân chính là một trong những thực phẩm rất tốt cho việc cải thiện trí nhớ. Sử dụng hồ đào nhân rất đơn giản đó là chỉ cần ăn hàng ngày 1-2 trái hồ đào nhân hoặc dùng 30g hồ đào nhân nấu cháo ăn cùng với gạo tẻ. Nấm linh chi an thần kiện não ích trí Linh chi được mệnh danh là “tiên thảo” một trong những loại thảo dược quý. Nấm Linh chi vị ngọt, tính ôn có tác dụng dưỡng tâm an thần, ích khí bổ huyết, tư bổ cường tráng, kiện não ích trí. Theo kết quả nghiên cứu lâm sàng của y học hiện đại, linh chi có tác dụng hỗ trợ trị liệu rất tốt đối với những bệnh suy nhược thần kinh, mất ngủ, hay quên… Cách sử dụng nấm linh chi: linh chi dạng thô 3-6g, hãm uống thay trà mỗi ngày 2 lần hoặc các dạng đã được bào chế như: viên nang, trà tan, cao lỏng, thuốc nước theo chỉ định của thầy thuốc. Nhân sâm nâng cao trí nhớ Nhân sâm là loại thuốc thượng đẳng đứng đầu trong nhóm dược liệu có công dụng bổ khí trong y học cổ truyền. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, nhân sâm có tác dụng cải thiện chuyển hóa của tổ chức não, hưng phấn và tăng cường tính linh hoạt của hệ thần kinh, nâng cao khả năng ghi nhớ. Chính vì vậy, nhân sâm cũng là một trong những thực phẩm giúp tăng trí nhớ, phòng chống suy nhược thần kinh và chứng hay quên do khí huyết suy nhược. Nhân sâm được dùng ở nhiều dạng khác nhau như: trà sâm, rượu sâm, viên nang, cao lỏng, món ăn – bài thuốc… Óc lợn bổ não Óc lợn từ lâu được biết đến với bài thuốc chữa rối loạn tiền đình nhưng lại ít người biết đến công dụng thực của nó. Trong y học cổ truyền, óc lợn tính bình vị ngọt, có công dụng ích thận bổ não, bổ cốt tủy, được dùng để chữa các chứng suy nhược thần kinh, hay quên,chóng mặt hoa mắt… Óc lợn thường được chế biến làm món ăn dưới dạng hấp cách thủy hoặc phối hợp với kỷ tử và hoài sơn. Tuy nhiên lưu ý khi sử dụng óc lợn để bổ  não cần chú ý với những người bị rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch bởi trong óc lợn chứa nhiều cholessterol. Hạt sen tăng cường trí nhớ rất tốt Trong Y thư cổ Thần nông bản thảo kinh có đề cập đến hạt sen như sau: “hạt sen bổ tỳ vị, có lợi cho thần khí, trừ được trăm bệnh, dùng lâu làm nhẹ người và kéo dài tuổi thọ”.  Với vị ngọt tính bình, hạt sen có tác dụng bổ tỳ chỉ tả, ích thận cố tinh, dưỡng tâm an thần chính vì thế hạt sen cũng có công dụng tăng cường trí nhớ rất tốt. Các món ăn được điều chế từ hạt sen như mứt sen, chè hạt sen, cháo hạt sen… Trứng chim cút là thực phẩm hữu ích cho não bộ Trứng chim cút có thành phần dinh dưỡng vượt xa các loại trứng gia cầm đặc biệt chứa nhiều leucithin- chất xúc tác để cơ thể tổng hợp acetylcholin – chất dẫn truyền thần kinh với vai trò vô cùng quan trọng. Thiếu leucithin dẫn đến thiếu acetylcholin thì tín hiệu có vào đến não bộ cũng khó dán chặt vào bộ nhớ nên dẫn truyền thần kinh đứt đoạn vô chừng biểu hiện chính là tình trạng trí nhớ kém, đãng trí, mau quên, chậm hiểu… Trứng chim cút được coi là một loại thực phẩm hữu ích bổ não tăng cường trí nhớ cho não bộ. Chỉ cần sử dụng mỗi ngày một vài quả dưới các dạng món ăn như luộc, kho thịt, làm nhân bánh… có thể cải thiện trí nhớ rất tốt. Cà chua cải thiện trí nhớ Trong thành phần cà chua có chứa nhiều lycopene – một chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp bảo vệ các tế bào khỏi tác hại của gốc tự do. Chính vì vậy không chỉ giúp cải thiện tình trạng trí nhớ kém mà cà chua còn giúp chống lại các loại tổn thương tế bào ở những bệnh nhân bị mất trí nhớ. Sử dụng cà chua hàng ngày trong các món ăn nấu, xào để tăng cường trí nhớ. Bông cải xanh tăng cường trí nhớ Bông cả xanh cũng được coi là thực phẩm rất tốt cho não bộ, tăng cường trí nhớ hiệu quả. Trong bông cải xanh chứa nhiều vitamin K và axit folic giúp làm giảm homocysteine – một trong các nguyên nhân gây nên hiện tượng lãng quên, bệnh Alzheimer. Bông cải xanh được chế biến ở nhiều dạng món ăn khác nhau. Ngoài ra còn có các loại thực phẩm khác cũng có khả năng cải thiện trí nhớ như táo, trứng gà, long nhãn, mộc nhĩ, bách hợp, lạc, khiếm thực, hoàng tinh, hoàng kỳ, nấm hương, nấm rơm, nấm kim châm… Lựa chọn các món ăn phù hợp sẽ cải thiện tốt tình trạng hay quên, suy giảm trí nhớ. Bên cạnh đó sử dụng Lohha Trí Não để giúp tăng cường tuần hoàn mạch máu, ngăn ngừa quá trình thoái hóa, tăng cường dẫn truyền xung động thần kinh và trao đổi thông tin giữa các tế bào não bộ, giúp cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung và tư duy đồng thời cải thiện giấc ngủ cho người có trí nhớ kém. Chia sẻ

Cải thiện trí nhớ chỉ với mẹo nhỏ

Trí nhớ kém giờ không còn là chuyện của người trung niên người cao tuổi nữa mà ngay cả người trẻ tuổi cũng gặp phải tình trạng này. Hãy cải thiện trí nhớ một cách hiệu quả chỉ với những mẹo nhỏ sau đây: Mục lụcTại sao cần cải thiện trí nhớMẹo cải thiện trí nhớ hiệu quả1. Tập luyện thể dục2. Thay đổi cách sinh hoạt3. Tập trung trong 8 giây4. Để đồ ở vị trí nhất định5. Lặp lại và liên tưởng6. Ăn uống khoa học7. Nghỉ ngơi và ngủ đủ đầy đủ Tại sao cần cải thiện trí nhớ Bước sang tuổi 25, các tế bào não của con người bắt đầu bước vào quá trình lão hóa. Bên cạnh đó căng thẳng, stress, mất ngủ thường xuyên… sẽ thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn làm giảm khả năng ghi nhớ cũng như tiếp nhận thông tin mới của bộ não. Suy giảm trí nhớ, trí nhớ kém không còn là nỗi lo của người già, người trung niên mà ngay cả người trẻ tuổi cũng gặp phải tình trạng này. Trí nhớ kém dẫn đến đãng trí hay quên khiến cho người bệnh chịu nhiều áp lúc đặc biệt là ở người trẻ tuổi. Bên cạnh đó, các nhà thần kinh học đã cảnh báo không nên chủ quan với tình trạng suy giảm trí nhớ bởi có đến 50% người suy giảm trí nhớ sẽ tiến triển thành bệnh sa sút trí tuệ chỉ trong 3 năm. Chính vì vậy cải thiện trí nhớ là điều rất cần thiết đặc biệt ở người trí nhớ kém, người bị suy giảm trí nhớ. Mẹo cải thiện trí nhớ hiệu quả 1. Tập luyện thể dục Thể dục thể thao rèn luyện thân thể là điều cần thiết để nâng cao sức đề khắng và tăng cường khả năng ghi nhớ. Các hoạt động thể dục thể thao có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu lưu thông cung cấp hàm lượng oxy cho não tốt hơn từ đó hệ thần kinh hoạt động minh mẫn và tỉnh táo hơn. Đồng thời, các tế bào thần kinh phụ trách việc ghi nhớ được sản sinh ra nhiều hơn. Hãy cố gắng lập thời gian biểu của mình để đi bộ thư giãn hay đạp xe mỗi ngày chỉ cần từ 30 -1 tiếng đồng hồ khả năng ghi nhớ sẽ được cải thiện đáng kể. 2. Thay đổi cách sinh hoạt Đây là mẹo cải thiện trí nhớ khá hay. Bản thân mỗi người luôn tự tạo cho mình một thời gian biểu nhất định hàng ngày và hiếm khi thay đổi nó. Nhưng nếu bị trí nhớ kém hãy thử bỏ qua lịch sinh hoạt đó thay vào đó hãy làm khác lạ đi ví dụ như đánh răng bằng tay không thuận, đến trường hay đi làm bằng con đường khác hằng ngày. Điều này đừng tưởng không có tác dụng gì nhé mà thực chất nó đang giúp não bộ tăng khả năng  ghi nhớ và giảm tác động của tuổi tác khiến hay quên.. 3. Tập trung trong 8 giây Đây là mẹo được các chuyên gia nghiên cứu và đi ra. Chỉ cần với 8 giây tập trung hết sức về một điều gì đó sẽ cải thiện được trí nhớ. Nghiên cứu chỉ ra rằng,  8 giây là khoảng thời gian vừa đủ để một thông tin nhất định được đi từ bộ nhớ ngắn hạn đến dài hạn. Vì vậy đừng nghĩ rằng mỗi điều mất 8 giây là bạn mất rất nhiều thời gian mà hãy nghĩ rằng chậm mà chắc nhé! 4. Để đồ ở vị trí nhất định Trí nhớ suy giảm sẽ dẫn đến việc hay quên đặc biệt là những dụng cụ như chìa khóa, điện thoại… Vì vậy để đảm bảo không bị quên mất hãy để các đồ vật thân thuộc ở những vị trí nhất định dễ tìm. 5. Lặp lại và liên tưởng Tập ghi nhớ chính là cách cải thiện trí nhớ. Khi bắt gặp hay nghe thấy cái tên, số điện thoại, hình ảnh thay vì bỏ qua chúng hãy nhắc lại nó hoặc dùng trí tưởng tượng liên tưởng đến nó. Lặp lại và liên tưởng đến những sự vật sự việc chính là cách tập trung ghi nhớ. 6. Ăn uống khoa học Dinh dưỡng rất quan trọng bạn không thể bỏ quan nếu muốn cải thiện trí nhớ của mình. Các loại thực phẩm tăng cường trí não như óc lợn, đông trùng hạ thảo, trứng chim bồ câu, mật ong… hãy sử dụng nó. Người trí nhớ kém cũng nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc, nhiều trái cây, rau xanh, ít chất béo và đồ ngọt để củng cố sức khỏe não bộ. Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa để giúp bảo vệ tế bào não như rau lá xanh, quả lựu, việt quất và nho. Ăn nhiều thực phẩm chứ omega -3 trong cá hồi, cá thu… để thúc đẩy sự liên hệ giữa các tế bào não giúp tăng cường trí nhớ. Bên cạnh đó kiểm soát cân nặng của bản thân, duy trì cân nặng hợp lý nhé bởi vòng hai tỷ lệ thuận với khả năng ghi nhớ đó. 7. Nghỉ ngơi và ngủ đủ đầy đủ Thời gian ngủ và nghỉ ngơi là chìa khóa vàng cho trí nhớ. Giấc ngủ có tác động rất lớn đối với sức khỏe của con người nói chung và hệ thần kinh nói riêng. Những người mắc chứng rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc không chỉ khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải mà nếu kéo dài sẽ khiến mất khả năng tập trung và suy giảm trí nhớ. Hãy dành thời gian hợp lý để nghỉ ngơi và có giấc ngủ ngon. Để làm được điều đó hãy chú ý việc ăn uống và tập luyện buổi tối. Trước khi đi ngủ không nên tập thể dục quá nhiều, ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, khó tiêu và cũng không nên uống quá nhiều nước. Bên cạnh đó để tăng cường trí nhớ, hãy sử dụng Lohha Trí Não. Lohha Trí Não giúp tăng cường tuần hoàn mạch máu, ngăn ngừa quá trình thoái hóa, tăng cường dẫn truyền xung động thần kinh và trao đổi thông tin giữa các tế bào não bộ, giúp cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung và tư duy đồng thời cải thiện giấc ngủ cho người có trí nhớ kém. Sảm phẩm được bào chế từ các dược liệu tự nhiên vì vậy an toàn sử dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Để biết thông tin chi tiết về sản phẩm vui lòng xem “TẠI ĐÂY” Chia sẻ

Cách khắc phục chứng hay quên trong mùa thi cử sắp tới

Mùa thi đang đến gần, nhiều bậc phụ huynh băn khoăn: Làm cách nào để giúp đầu óc các em thư giãn không bị hay quên, căng thẳng quá độ, có trí nhớ tốt để vượt qua các kỳ thi và mang lại kết quả tốt. Bài viết dưới đây xin chia sẻ một số bí quyết nhằm khắc phục chứng hay quên này cho các em: 1, Nguyên nhân dẫn đến bệnh hay quên? Cái nóng bức của những ngày tháng 5, tháng 6 tăng lên cùng với không khí của kì thi THPT quốc gia và kì thi vào cấp 3 đang cận kề. Những ngày này ở khắp mọi nơi, từ các sĩ tử đến các thầy cô và các bậc phụ huynh đều trong tình trạng nước sôi lửa bỏng. Các bậc phụ huynh đang đôn đáo tìm hiểu điểm chuẩn của các trường năm ngoái, tìm thầy giỏi luyện thi và lo lắng chăm sóc sức khỏe cho con trong những ngày thi sắp đến. Không chỉ bố mẹ lo lắng, các sĩ tử cũng phải chịu rất nhiều áp lực.  Áp lực từ việc phải đỗ vào trường đại học mình mong muốn, áp lực trước những kì vọng của gia đình và thầy cô khiến các em luôn trong tình trạng căng thẳng. Những áp lực tinh thần cộng với việc nhồi nhét quá nhiều kiến thức trong một thời gian ngắn khiến các em rơi vào tình trạng thường xuyên “nhớ nhớ quên quên”. Điển hình của việc này là nhiều em ôm quyển sách cố học nhưng không được chữ nào vào đầu hay học trước quên sau. Và khi rơi vào tình trạng này nhiều em học sinh càng thêm hoảng loạn tinh thần. Theo Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Thông, Phó Chủ tịch Hội Thần kinh Việt Nam cho biết có tới 85% các sĩ tử trong giai đoạn ôn thi rơi vào tình trạng căng thẳng thần kinh. Căng thẳng tâm lý là nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ hàng đầu, khiến các em dễ bị kích động, cáu gắt, mất tập trung dẫn đến chức năng não bị rối loạn, hệ thống mạch máu bị suy yếu làm não kém tập trung và giảm khả năng ghi nhớ. Lý giải cho điều trên cũng thật dễ hiểu bởi não bộ đâu phải là một chiếc thùng không đáy. Não cần phải tiếp nhận, phân loại và xử lý thông tin một cách có hệ thống. Một lượng thông tin ào ạt, tới tấp sẽ khiến não bộ bị quá tải và kém minh mẫn do các trung khu vỏ não bị suy giảm chức năng tập trung. Thêm vào đó thói quen thức đêm, thiếu ngủ, thậm chí thức trắng đêm ngày ngủ bù trong quá trình ôn thi cũng khiến cơ thể và não bộ mệt mỏi nên “từ chối” dung nạp kiến thức. Kết quả của cả một quá trình dài ôn thi nói trên khiến các sĩ tử lúc nào cũng trong tình trạng đau đầu, mệt mỏi, kém tập trung, hay quên và thiếu ngủ hoặc ngủ không sâu giấc. 2, Khắc phục chứng hay quên trong mùa thi cử sắp đến Vậy làm thế nào để có một não bộ minh mẫn và một cơ thể khỏe mạnh? Làm thế nào để không rơi vào tình trạng “nhớ nhớ quên quên”, học rất nhiều mà nhớ chẳng bao nhiêu? Để điều trị suy giảm trí nhớ cũng như có được não bộ minh mẫn, các chuyên gia đưa ra lời khuyên với các sĩ tử nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp, không nên thức trắng đêm học thi, cần nghỉ ngơi hợp lý giữa các giờ học thi căng thẳng. Cụ thể: Dưỡng khí: Các sĩ tử nên tìm nơi vắng vẻ, thoáng khí để việc học dễ tập trung. Đồng thời, cần rèn luyện trí nhớ bằng cách đọc sách, chủ động giao tiếp xã hội, sắp xếp cuộc sống logic, gọn gàng; tập thể dục thường xuyên để thúc đẩy tuần hoàn, hô hấp, giúp tăng cường ôxy và dinh dưỡng cho não. Chế độ dinh dưỡng: Theo các bác sĩ, thường trong những giai đoạn căng thẳng, tập trung như khi ôn thi, tế bào não hoạt động liên tục với cường độ gấp 2 lần so với bình thường, đòi hỏi năng lượng rất lớn. Chính vì vậy, các sĩ tử cần được bổ sung hàm lượng canxi, protein, đạm qua khẩu phần ăn hàng ngày để ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào não. Những thực phẩm vàng như cá, óc heo, bí đỏ, quả việt quất, cam, chuối, sữa chua… nên được khuyến khích dùng. Bên cạnh đó, các sĩ tử cũng nên tránh một số loại thực phẩm có hại cho cơ thể, cho bộ não, đó là các thực phẩm có chứa nhiều chất bột – đường – chất béo như nước ngọt, bánh kẹo, hoặc các loại bánh tiêu, quẩy, nem chua rán, bánh khoai, chuối, ngô, phomai que, bim bim… Ngủ đủ giấc: Ngoài ra, các sĩ tử cũng đừng quên dành ra 7 đến 8 tiếng trong thời gian biểu để ngủ, việc ngủ đủ và ngon giấc giúp não thư giãn để nạp lại năng lượng, có khả năng hoạt động tốt nhất. Thực tế nhiều sĩ tử thi tốt nghiệp với điểm số khá cao mà vẫn ngủ đủ 8 tiếng một ngày. Điều quan trọng là nắm vững kiến thức và phân bố quỹ thời gian hợp lý để cân bằng việc học và sức khỏe. Giữ tinh thần, thoải mái: Để ngăn chặn chứng bệnh hay quên trong mùa thi cử sắp đến, các chuyên gia khuyến cáo những sĩ tử cần thay đổi lối sống, dẹp bỏ áp lực, quên đi phiền muộn, giữ tinh thần vững chắc khi bước vào phòng thi. Bên cạnh các thực phẩm dinh dưỡng trong bữa ăn, các sĩ tử cũng nên sử dụng sản phẩm bổ não có tác dụng hoạt huyết, tăng cường máu cùng oxy, dưỡng chất lên não, từ đó sẽ làm làm giảm căng thẳng, giúp tỉnh táo, tập trung, cải thiện rõ rệt trí nhớ, hiệu quả học tập, thi cử. Tóm lại, khi bước vào mùa thi, tình trạng thiếu tỉnh táo, đau đầu, chóng mặt kém tập trung, học mãi không vào,… xuất hiện ở rất nhiều sĩ tử, khiến cho việc học của các em không đạt được hiệu quả như mong đợi. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp các bậc phụ huynh và các em có thêm chút kiến thức để chăm sóc tốt cho sức khỏe bản thân mình. Mùa thi đang cận kề, chúc các sĩ tử đạt được thành công vượt sức mong đợi nhé! Chia sẻ

Bệnh hay quên: Nguyên nhân và cách điều trị

Hay quên là một căn bệnh thường gặp, do chức năng của đại não bị suy giảm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy cách điều trị bệnh hay quên như thế nào thì nhanh chóng và hiệu quả nhất? Đây cũng là câu hỏi của khá nhiều người khi họ đang chịu vô số những áp lực từ cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của câu hỏi trên: Ảnh minh họa: Stress là nguyên nhân dẫn đến bệnh hay quên Mục lụcNguyên nhân mắc bệnh hay quên?Cách điều trị bệnh hay quên như thế nào?Giảm stress: Luyện tập cho não bộ:Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, khoa học:Chế độ dinh dưỡng:Thảo dược chữa bệnh hay quên: Nguyên nhân mắc bệnh hay quên? Bệnh hay quên hay còn gọi là bệnh đãng trí, chỉ hiện tượng con người bỗng dưng không thể nhớ lại một số sự kiện trong quá khứ ở một mức độ đáng kể. Đây là căn bệnh thường gặp ở người có tuổi. Tuy nhiên theo thống kê mới nhất hiện nay, có đến 20-30% trường hợp gặp vấn đề về trí nhớ ở độ tuổi rất trẻ chỉ dưới 30 tuổi. Và những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đãng trí, hay quên phổ biến là: Tuổi tác: Khi bước vào độ tuổi trung niên, các tế bào não trở nên chậm chạp hơn. Bộ nhớ không còn được sắc nét. Theo mức độ lão hóa của cơ thể, các quá trình teo và loạn dưỡng trong các tế bào thần kinh ngày càng gia tăng dẫn đến tình trạng đãng trí, hay quên. Rối loạn tuyến giáp: Khi chức năng tuyến giáp bị suy giảm hoặc rối loạn sẽ dẫn tới giảm sản sinh hormone tuyến giáp. Từ đó làm chậm quá trình trao đổi chất, gây mệt mỏi và có thể làm người bệnh suy giảm trí nhớ, mắc chứng hay quên. Thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên: Khi bị thiếu ngủ, những ký ức không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán dẫn đến việc lãng quên và mất trí nhớ ngắn hạn. Lạm dụng thuốc và chất gây nghiện:  Một số thành phần trong thuốc có thể gây hiện tượng đãng trí ở người uống như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc giảm đau, móc phin… Việc lạm dụng thuốc quá nhiều sẽ ngày càng khiến trí nhớ suy giảm và dễ mắc chứng bệnh hay quên. Căng thẳng kéo dài: Chứng hay quên có thể là do trạng thái tâm lý không ổn, căng thẳng, stress thường xuyên, áp lực làm nhiều việc cùng một lúc… khiến con người không thể tập trung, chú ý và không ghi nhớ hết sự việc. Chế độ ăn uống: Bộ não con người chỉ hoạt động hiệu quả khi cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Thiếu sắt, vitamin B1 và B12… là nguyên nhân khiến trí nhớ bị ảnh hưởng khá nhiều. Mắc các bệnh lý liên quan: Nguyên nhân chính dẫn đến chứng hay quên ở một người còn do đang mắc phải hoặc chịu ảnh hưởng từ di chứng của một bệnh lý nào đó như đột quỵ não, thoái hóa não, viêm não hoặc khối u trong não… Khi có tổn thương não, tế bào não bị hư tổn khiến thông tin tiếp nhận không thể thu nạp, bảo lưu. Đọc tiếp: Bệnh hay quên là gì? Cách điều trị bệnh hay quên như thế nào? Thật đáng lo ngại là hầu hết những người phải đối mặt với chứng hay quên ở giai đoạn đầu lại rất chủ quan, coi thường không coi đó là một chứng bệnh nên chẳng bao giờ họ chú ý tới việc chăm sóc và hồi phục sức khỏe bộ não như thế nào cho đúng cách, dẫn tới những hậu quả sa sút trí tuệ vô cùng nguy hiểm về sau này. Dưới đây là một số phương pháp nhằm cải thiện tình trạng đãng trí, hay quên, giúp bộ não khỏe mạnh, linh hoạt hơn: Giảm stress:  Giảm áp lực trong công việc và cuộc sống: Một trong những nguy cơ dẫn đến stress chính là mức độ công việc dày đặc phải làm. Việc cần làm đầu tiên để giảm áp lực là phải sắp xếp lại công việc hợp lí bằng cách phân biệt ra rõ cái nào nên làm trước, cái nào nên làm sau, theo thứ bậc quan trọng. Đừng ôm đồm quá nhiều thứ mà hãy san sẻ trách nhiệm cho người khác. Dù công việc có bận rộn thế nào thì cũng hãy dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để thanh lọc đầu óc và giúp tinh thần phấn chấn, lạc quan, nhiều hạnh phúc. Ngủ đủ giấc: Trong khi ngủ não được nghỉ ngơi, cải thiện sự sáng tạo, trí nhớ, tập trung, kỹ năng tư duy và khả năng giải quyết vấn đề… Nghiên cứu khoa học cho thấy những giấc ngủ ngắn giữa ngày có thể làm tăng trí thông minh ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tập thể dục: Khi tập thể dục, não của con người sẽ sản sinh ra những chất tăng cường sức khỏe thần kinh và cải thiện khả năng làm việc, học tập. Tập thể dục sẽ khiến cơ thể tăng mức độ lưu thông máu, oxy sẽ đến não nhiều hơn sẽ giúp bộ não làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ rối loạn dẫn đến mất trí nhớ. Thiền hoặc yoga: Thiền, yoga cũng là một trong những cách tuyệt vời để xả stress, cải thiện sự tập trung, sáng tạo và kỹ năng suy luận. Tập hít thở, tập cười nghe qua có vẻ hơi đơn giản, nhưng trên thực tế việc hít thở sâu, đều đặn, cuời nhiều hơn mỗi ngày lại cực kì hữu ích để giảm stress trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Luyện tập cho não bộ: Rèn luyện trí não là một trong những cách thức có thể cải thiện trí nhớ. Có nhiều cách để làm cho bộ não luôn hoạt động như các trò chơi trí tuệ, học một ngôn ngữ mới, tham gia vào các hoạt động xã hội, xem tivi, sử dụng internet, hay học chơi một nhạc cụ nào đó… Tất cả các hoạt động liên quan đến trí não sẽ giúp cải thiện bộ não một cách tự nhiên nhất. Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, khoa học: Sắp đặt mọi thứ đúng vị trí của đồ vật, giấy tờ không chỉ giảm bớt được thời gian tìm kiếm khi cần mà còn tránh trường hợp chúng bị rối tung, mất mát. Hãy luôn có giấy ghi nhớ, có kế hoạch làm việc hàng ngày, hàng tuần rõ ràng, cụ thể để thực hiện và đánh giá, tổng kết cuối ngày, cuối tuần không chỉ khiến tác phong làm việc trở lên khoa học hơn mà còn tránh bỏ sót những công việc đã được giao phó. Chế độ dinh dưỡng: Chất béo omega 3 và omega 6: Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để có một bộ não khỏe mạnh và minh mẫn. Não được cấu thành từ 60% là chất béo chưa bão hòa, vì thế, việc bổ sung lượng chất béo phù hợp sẽ giúp kích thích hoạt động trí não hiệu quả hơn. Thông thường, chất béo omega 3 có nhiều trong: các loại cá béo da trơn (cá ba sa, cá thu, cá ngừ, cá hồi,…), tảo biển… Omega 6 có trong: Các loại hạt nhiều dầu (hạt bí đỏ, hạt hướng dương, hạt đậu hà lan… Các vitamin và khoáng chất: Ngoài ra, cá, súp lơ, rau chân vịt, cà chua, cải xanh, giá đỗ, bắp cải, trứng… là những thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B, C, E và khoáng chất giúp tăng khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ. Trong các bữa ăn hàng ngày chúng ta cũng nên chú ý tăng cường ăn nhiều hoa quả như táo, lê, cam, quýt, bưởi, dâu… bởi chúng rất giàu vitamin C giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường sức đề kháng và chống ôxy hóa các tế bào não hơn. Thảo dược chữa bệnh hay quên: Ở các nước phát triển như Anh, Mỹ, Pháp từ rất lâu họ đã nghiên cứu và tìm ra rất nhiều thảo dược có tác dụng tốt trong việc kìm hãm sự phát triển của bệnh hay quên, loài thảo dược được nhắc đến nhiều nhất, chứng minh tác dụng tốt nhất là cây thạch tùng thuộc họ thông đất. Thạch tùng thân gập là một loài thân thảo, thường sinh sống ở những cành cây, hốc cây hoặc trên bề mặt đá, đất mùn dưới tán rừng ẩm ướt ở độ cao trên 1000 m so với mặt nước biển. Hoạt chất chính của thạch tùng thân gập là Huperzine A, là một Alcaloid có thể dễ dàng xuyên qua hàng rào máu não, tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh não bộ, làm tăng cường dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn hình thành các mảng bám, đám rối trong não, nuôi dưỡng tế bào não vì thế đáp ứng rất tốt với các bệnh đãng trí, hay quên, bệnh lẫn tuổi già, bệnh  Alzheimer, teo não, sa sút trí tuệ và các bệnh có liên quan đến tổn thương tế bào thần kinh não bộ. Theo teonao.vn Chia sẻ

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi có chữa được không?

Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi là căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ xảy ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm sau này. Vậy suy giảm trí nhớ ở người trẻ có chữa được không? Làm thế nào để phòng tránh căn bệnh này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết sau: Suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi có chữa được không? Thông thường, suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi thường do các nguyên nhân lành tính và bệnh lý gây ra. Với những nguyên nhân lành tính như căng thẳng, stress, thiếu ngủ, tác dụng phụ cho thuốc… thì suy giảm trí nhớ có thể điều trị khỏi. Riêng các trường hợp suy giảm trí nhớ do bệnh lý thì việc chữa trị sẽ trở lên phức tạp và khó khăn hơn. Vì vậy, khi có các dấu hiệu về suy giảm trí nhớ, chúng ta cần đến các Trung Tâm Y Tế để xác định xem đó là biểu hiện bình thường hay bệnh lý. Suy giảm trí nhớ dạng bệnh lý sẽ thường xuyên xảy ra và tăng dần. Ở mức độ nặng, bệnh nhân có thể quên hoàn toàn, thậm chí được nhắc vẫn không có ấn tượng. Khi chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi có biểu hiện rõ rệt và tiến triển thành các bệnh sa sút trí tuệ, Parkinson, Alzheimer… thì khả năng phục hồi rất khó. Do vậy, các chuyên gia cảnh báo, việc ngăn ngừa và điều trị các biểu hiện suy giảm trí nhớ ngay từ sớm là yếu tố tiên quyết để dự phòng và tránh các diễn tiến xấu, biến chứng nguy hiểm của căn bệnh gây ra. Điều trị suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi Hiện nay có rất nhiều sản phẩm điều trị đặc hiệu cho các chứng suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi. Tuy nhiên để khắc phục và điều trị suy giảm trí nhớ ở người trẻ hiệu quả và nhanh nhất, chúng ta thường áp dụng phương pháp sử dụng các loại thuốc được bào chế từ dược thảo với nguồn gốc thiên nhiên. Những sản phẩm điều trị suy giảm trí nhớ này thường có tác dụng làm tăng cường tuần hoàn não, bảo vệ thần kinh và cải thiện trí nhớ, giúp phục hồi trí nhớ tốt. Phòng tránh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi Để phòng tránh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi, ngay từ bây giờ chúng ta cần thay đổi lối sống, hạn chế áp lực, quên đi phiền muộn, tạo điều kiện nghỉ ngơi và giữ tinh thần luôn thư thái… Ngoài chế độ dinh dưỡng, thực phẩm hợp lý giàu dưỡng chất như sắt, đạm và nguyên tố vi lượng (vitamin E, C, B1, kẽm) để hỗ trợ và ngăn chặn sự thoái hóa não thì chúng ta cũng nên thường xuyên rèn luyện trí lực bằng cách đọc sách, chơi trò chơi trí tuệ, học kỹ năng giao tiếp xã hội, cộng đồng. Và nên nhớ, hãy từ bỏ hoặc hạn chế bia rượu, thuốc lá và những thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Tất cả vì sức khỏe và chất lượng cuộc sống do chính chúng ta gây dựng lên. Chia sẻ

Phòng tránh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi

Để phòng tránh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi một cách hiệu quả, chúng ta có thể tham khảo và thực hiện theo các phương pháp dưới đây: Mục lục1, Tập luyện thể dục2, Đọc các sách đòi hỏi tư duy3, Đi ngủ sớm và đủ giấc4, Ăn uống đầy đủ dưỡng chất5, Tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài 1, Tập luyện thể dục Tập luyện thể dục thể thao là cách tốt nhất để nâng cao sức khỏe. Việc tập thể dục không chỉ cải thiện lưu lượng máu và cung cấp oxy đến não, nó còn có các công dụng khác như: giúp ngủ ngon, chống các bệnh tim mạch, giữ gìn vóc dáng. Theo các nhà khoa học thì cơ thể khỏe sẽ giúp cho não phát ra nhiều sóng năng lượng hơn, tăng cường khả năng làm việc của não tốt, giúp chúng ta tiếp thu kiến thức nhanh và nhớ lâu hơn. Theo một nghiên cứu của nhóm các tác giả thuộc Đại học Hoàng gia London gần đây cũng cho thấy: khi so sánh mức độ tập luyện thể chất của hơn 9.000 người tham gia khi ở độ tuổi 11, 16, 33, 42, 46 và 50, kết quả nhận được: những người tập luyện thể chất từ khi còn trẻ (3-4 lần/tuần) có những cải thiện đáng kể về chức năng nhận thức khi ở độ tuổi 50 và có thể chống được các căn bệnh nguy hiểm như: bệnh teo não, bệnh alzheimer, sa sút trí tuệ khi về già… 2, Đọc các sách đòi hỏi tư duy Trong thời buổi công nghệ thông tin hiện nay có rất nhiều thiết bị trợ giúp chúng ta đọc sách như: máy vi tính, máy tính bảng, smartphone… Nhưng tất cả đều không thể hiệu quả bằng đọc sách giấy. Bởi khi đọc sách trên các thiết bị đó, chúng ta thường bị gây nhiễu bởi rất nhiều ứng dụng, trò chơi, phần mềm khác. Khi cầm một cuốn sách đọc, không có những thứ gây nhiễu, chúng ta hoàn toàn có thể tập trung vào việc đọc. Nếu duy trì thói quen này thường xuyên, khả năng tập trung sẽ được nâng cao và điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong học tập cũng như trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Ngoài tác dụng mở mang kiến thức, nâng cao vốn từ hay giảm căng thẳng stress, việc đọc sách thường xuyên còn có thể giúp chúng ta tăng cường kỹ năng tư duy, phân tích, cải thiện trí nhớ và kích thích tinh thần. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, kích thích tinh thần có thể làm chậm lại tiến độ (hoặc thậm chí có thể ngăn chặn) biến chứng nguy hiểm từ suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi sang căn bệnh Alzheimer và mất trí nhớ sau này. 3, Đi ngủ sớm và đủ giấc Thời điểm đi ngủ sẽ tác động nhất định đến tinh thần và sức khỏe của chúng ta. Những người đi ngủ lúc 2 giờ sáng và thức dậy lúc 10 giờ sẽ không thể có sức khỏe tốt như người ngủ từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Và với những người trẻ, để phòng tránh suy giảm trí nhớ thì thời điểm đi ngủ tốt nhất là khoảng 21-22h. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, việc ngủ đúng giờ và trước nửa đêm sẽ giúp cơ thể sản xuất và kiểm soát được chất serotonin – chất được sản sinh trong não và có khả năng điều tiết cảm xúc của mỗi người. Thiếu ngủ đồng nghĩa với việc lượng serotonin bị giảm xuống, tức là khả năng điều tiết cảm xúc của bạn bị kém đi. Chúng ta dễ bị trầm cảm, bực bội, lo âu… Còn ngược lại, khi ngủ đủ giấc, lượng serotonin được sản sinh đầy đủ sẽ giúp chúng ta làm chủ được mình và thực hiện các hoạt động hàng ngày một cách hiệu quả hơn. Các nhà nghiên cứu cũng khẳng định rằng những người bị mất ngủ sẽ phản xạ kém với những tín hiệu về hình ảnh và trình độ biểu đạt cảm xúc so với những người ngủ đúng giờ, đủ giấc. 4, Ăn uống đầy đủ dưỡng chất Một trong những nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ ở người trẻ là do chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến não bộ không được cung cấp đầy đủ và trở lên hoạt động kém hiệu quả hơn. Cách khắc phục tình trạng này là xây dựng lại chế độ ăn uống khoa học và hợp lý. Một số nhóm dưỡng chất tốt cho não bộ là: Vitamin nhóm B: Vitamin nhóm B thường có nhiều trong ngũ cốc thô, các loại rau. Vitamin C có nhiều trong rau và trái cây tươi như cam, bưởi, táo… Magiê có nhiều trong rau xanh tươi và các loại hạt. Mangan có nhiều trong các loại hạt, trái cây, trà xanh… Axit folic có nhiều trong các loại rau có màu xanh thẩm. Kẽm có nhiều trong hải sản, thịt, cá. Axit amin có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, pho mai, đậu phộng, tảo biển, hạt hướng dương, hạt bí đỏ,… Iod và sắt là hai chất dinh dưỡng rất cần thiết cho bộ não. Thiếu iod cơ thể sẽ thụ động, trì trệ, nhận thức kém và trí tuệ hạn chế. Do đó trong bữa ăn hàng ngày chúng ta phải bổ sung đầy đủ muối iod với hàm lượng phù hợp nhé. Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu trong cơ thể và thiếu máu não do sắt là vi chất cần thiết để tạo máu, chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, kém tập trung, hay có cảm giác buồn ngủ, mất tỉnh táo khi bị thiếu sắt. Những thực phẩm giàu sắt là: thịt bò, gan, các loại đậu, rau có màu xanh đậm… Ngoài ra, Omega 3 và Omega 6 cũng lànhững chất dinh dưỡng tốt cho trí não mà chúng ta nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình, giúp cấu tạo nên tế bào thần kinh. Tuy nhiên, những chất dinh dưỡng này cơ thể không thể tự tổng hợp được, nên cần bổ sung cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống như cá, trứng, bắp cải, đậu phụ… 5, Tránh căng thẳng, mệt mỏi kéo dài Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan là một trong những phương pháp phòng tránh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi rất hiệu quả. Chất lượng của suy nghĩ tạo nên chất lượng của cảm xúc. Như vậy nếu như chúng ta không quản lý những suy nghĩ này, và việc suy nghĩ, căng thẳng, stress quá nhiều sẽ làm chúng ta cạn kiệt năng lượng. Và nếu chúng ta suy nghĩ tiêu cực thì nó sẽ còn tạo ra những cảm xúc xấu, hủy diệt cơ thể của chúng ta. Như vậy chúng ta phải học cách tạo nên những suy nghĩ tích cực về bản thân mình, về người khác, về cuộc sống để đem lại niềm vui, hạnh phúc, sức mạnh, sự tự tin cho chúng ta. Thật may mắn chúng ta là con người, chúng ta có suy nghĩ, chúng ta cũng có khả năng kiểm soát suy nghĩ, lựa chọn suy nghĩ để có kết quả tốt hơn. Vì vậy hãy luyện tập thường xuyên để giúp bộ não của chúng ta trở thành “bộ lọc” tốt, biết “chắt lọc tinh hoa” từ những người và sự vật xung quanh. Hiểu rõ chính mình và làm việc phù hợp sẽ giúp chúng ta cảm thấy luôn hạnh phúc. Tóm lại, trên đây là những phương pháp phòng tránh suy giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi. Việc áp dụng những phương pháp này trong cuộc sống không chỉ giúp những người trẻ có một bộ não sáng suốt, minh mẫn mà còn ngăn chặn được các biến chứng và bệnh lý nguy hiểm sau này. Chia sẻ

Loading...