Suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ nên uống thuốc gì để cải thiện và điều trị

Suy giảm trí nhớ là tình trạng phổ biến ở người già nhưng cũng không hề hiếm gặp ở người trẻ tuổi. Đây là căn bệnh hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Các biện pháp điều trị chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh. Vậy suy giảm trí nhớ nên uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu nhé! (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lụcI – Suy giảm trí nhớ uống thuốc gì?I.1 – Suy giảm trí nhớ uống thuốc chống trầm cảmI.2 – Thuốc điều trị suy giảm trí nhớ – Thuốc giải lo âuI.3 – Suy giảm trí nhớ uống thuốc cải thiện tuần hoàn nãoI.4 – Lohha Trí Não – Hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệII – Cách điều trị suy giảm trí nhớ không dùng thuốc I – Suy giảm trí nhớ uống thuốc gì?    Cho tới thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ loại thuốc suy giảm trí nhớ nào có thể chữa dứt điểm căn bệnh này. Thay vào đó, chỉ có những loại thuốc điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh. Dưới đây là một số loại điển hình được các bác sĩ chuyên khoa kê đơn nhiều nhất cho bệnh nhân:  I.1 – Suy giảm trí nhớ uống thuốc chống trầm cảm    Suy giảm trí nhớ là hiện tượng mạch máu não hoặc các tế bào thần kinh bị tổn thương. Trong đó, có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ xuất phát từ nguyên nhân trầm cảm. Biểu hiện là họ thường hay cáu gắt, thay đổi tính tình và hành vi rõ rệt. Đối với trường hợp này, có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm để hạn chế tình trạng tiêu cực trong suy nghĩ.    Hiện có 2 loại thuốc chống trầm cảm phổ biến thường được kê toa cho người suy giảm trí nhớ là sertraline và paroxetine. Những thuốc này khá an toàn và lành tính, ít gây ra tác dụng phụ. Cụ thể: Thuốc sertraline: Được kê trong các trường hợp có biểu hiện trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu,… Thuốc paroxetine: Hỗ trợ làm tăng serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh điều trị rối loạn tâm thần như trầm cảm và lo lắng. Thuốc có dạng viên nén hoặc dung dịch uống. Sử dụng thuốc chống trầm cảm cho người suy giảm trí nhớ I.2 – Thuốc điều trị suy giảm trí nhớ – Thuốc giải lo âu    Người bệnh suy giảm trí nhớ nếu có các biểu hiện lo lắng, hoảng sợ, có thể uống thuốc giải lo âu để điều trị. Có hai loại thuốc phổ biến được sử dụng là:  Clonazepam: Giúp người bệnh giảm lo lắng và dễ ngủ hơn. Đây cũng là một loại thuốc giãn cơ, gây cảm giác buồn ngủ được sử dụng nhiều trước khi phẫu thuật.  Bromazepam: Thuốc có tác dụng tăng hoạt động não của axit gamma aminobutyric, giúp an thần, giải lo âu, chống động kinh và đãng trí. Thuốc được kê chủ yếu trong trường hợp người bệnh cảm thấy hoảng sợ, đau khổ,…  I.3 – Suy giảm trí nhớ uống thuốc cải thiện tuần hoàn não    Nhóm thuốc cải thiện tuần hoàn não cũng là một trong những lựa chọn giúp người bệnh điều trị suy giảm trí nhớ. Nhóm này gồm có các loại thuốc điển hình dưới đây:  Ginkgo biloba: Đây là thuốc giúp lưu thông máu ở động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Từ đó, giúp tối ưu quá trình oxy hóa ở não, làm chậm quá trình lão hóa tế bào não và giảm bớt các triệu chứng của suy giảm trí nhớ. Người cao tuổi là đối tượng thích hợp nhất để sử dụng sản phẩm này.  Piracetam: Người bị suy giảm trí nhớ thường xuyên bị mất thăng bằng, rối loạn hành vi và trí nhớ có thể sử dụng thuốc này.     Những loại thuốc kể trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bất kể khi nào bạn cần sử dụng thuốc chống suy giảm trí nhớ đều phải tiến hành thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa và được kê bởi họ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng có thể gây nên những tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. I.4 – Lohha Trí Não – Hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ Lohha Trí Não – Hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ Lohha Trí Não là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ do bác sĩ Hoàng Sầm – viện trưởng viện y học bản địa Việt Nam nghiên cứu và phát triển. Sản phẩm có thành phần chủ yếu là các loại thảo dược quý như thông đất, thành ngạnh, cao bạch quả,… nên rất an toàn và lành tính. ? Tham khảo chi tiết: Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Lohha trí não. II – Cách điều trị suy giảm trí nhớ không dùng thuốc    Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị suy giảm trí nhớ, các chuyên gia cho biết người bệnh cũng có thể áp dụng các biện pháp không dùng thuốc. Nếu làm đúng, có thể ngăn chặn quá trình tiến triển của bệnh rất tốt. Một vài phương pháp hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ cụ thể như sau: Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Hạn chế thu nạp chất béo, thực phẩm chế biến sẵn, không uống rượu bia, hút thuốc lá. Đồng thời, bổ sung nhiều cá và omega 3. Ngủ đủ giấc, cải thiện chất lượng giấc ngủ Tập thói quen rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày 15 – 30 phút để cơ thể vận động, dẻo dai hơn, tránh hiện tượng bị chây ì.  Tránh để bản thân rơi vào cảm giác mệt mỏi, căng thẳng bằng cách suy nghĩ tích cực. Thường xuyên tham gia các hoạt động giải trí, thư giãn và kích thích não phải suy nghĩ như tham gia các trò chơi: chơi cờ, giải ô chữ,…  Kiểm soát huyết áp và lượng cholesterol, lượng đường trong máu.  Tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để sớm phát hiện bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời ở mỗi giai đoạn. Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học    Như vậy, thuốc điều trị suy giảm trí nhớ có nhiều loại, mỗi loại được sử dụng để điều trị những triệu chứng hay nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Tuy nhiên, không có loại thuốc nào có thể chữa trị dứt điểm chứng suy giảm trí nhớ mà chỉ chủ yếu làm hạn chế các tác động xấu của bệnh. Do đó, mọi người không nên phụ thuộc vào thuốc quá nhiều mà nên xây dựng chế độ sống, ăn uống lành mạnh, khoa học nhất để nâng cao sức khoẻ. Chia sẻ

Bệnh suy giảm trí nhớ ở người già – Nguyên nhân và cách phòng tránh

   Suy giảm trí nhớ ở người già là một tình trạng phổ biến, nguyên nhân chủ yếu do bệnh Alzheimer. Một số nguyên nhân khác có thể do quá trình lão hoá thông thường ở người cao tuổi hoặc do mắc một số bệnh lý về thần kinh khác dẫn đến sa sút trí tuệ, mất trí nhớ,… (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lụcI – Bệnh suy giảm trí nhớ ở người già là gì?II – Dấu hiệu suy giảm trí nhớ ở người giàIII – Nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ người giàIV – Cách phòng tránh bệnhV – Cách chăm sóc người bệnhVI – Giải pháp cho người già bị suy giảm trí nhớ I – Bệnh suy giảm trí nhớ ở người già là gì?    Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 8 triệu người cao tuổi gặp phải tình trạng suy giảm trí nhớ. Thực tế, đây không phải bệnh mà là một hội chứng tổn thương hoặc thoái hóa não. Điều này khiến cho trí nhớ bị giảm sút, mất khả năng tự ghi nhớ, sắp xếp cuộc sống và tự chăm sóc bản thân ở người cao tuổi.     Suy giảm trí nhớ người già có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được can thiệp kịp thời. Thậm chí, trong một số trường hợp, tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa.  Tình trạng suy giảm trí nhớ ở người già II – Dấu hiệu suy giảm trí nhớ ở người già    Suy giảm trí nhớ ở người già thường có nhiều triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình, cảnh báo bệnh đang tiến triển giúp người bệnh có thể phát hiện và kịp thời điều trị:  Suy giảm trí nhớ: Đây là dấu hiệu đầu tiên và hầu hết ai mắc bệnh đều gặp triệu chứng này. Ban đầu sẽ là những biểu hiện suy giảm trí nhớ ngắn hạn, chỉ quên những sự kiện vừa xảy ra nhưng lâu dần, khái niệm về giờ giấc, thời gian, người thân xung quanh cũng có thể mất dần.  Khả năng nhận thức không gian bị suy giảm: Lú lẫn về không gian, không phân biệt và xác định được địa điểm. Chính vì vậy, có rất nhiều trường hợp người bị suy giảm trí nhớ không tìm được đường về nhà và đi lạc.  Khả năng diễn đạt bị mai một: Ăn nói khó khăn, không diễn đạt được ý nghĩa trong đầu của mình là một trong những trở ngại lớn đối với người cao tuổi khi bị sa sút trí tuệ. Không chỉ trong nói chuyện mà ngay cả khi viết, họ cũng không nghĩ ra được từ ngữ cần phải viết để nói lên suy nghĩ của mình.  Thay đổi cảm xúc, tâm trạng: Thường xuyên cáu gắt, nóng tính và dễ bị kích động là những biểu hiện điển hình ở người sa sút trí tuệ. Đôi lúc, họ hay nghi ngờ về đối phương, luôn sống trong tâm trạng lo lắng, không được thoải mái.  Dấu hiệu suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi    Nếu mọi người gặp một trong bất cứ những dấu hiệu nào nêu trên, đừng ngần ngại, hãy đến ngay cơ sở  y tế, gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán bệnh tốt nhất.  III – Nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ người già    Thực tế, suy giảm trí nhớ có thể gặp ở bất kỳ ai, ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, người cao tuổi là đối tượng chính gặp phải hội chứng này. Có rất nhiều nguyên nhân khiến người già mắc chứng suy giảm trí nhớ. Cụ thể:  Hệ thống các  cơ quan chức năng ở người cao tuổi thường bị lão hóa, kém dẻo dai hơn. Từ đó khiến cho các phản xạ tự nhiên như tập trung, ghi nhớ dần bị suy giảm theo thời gian.  Ngoài ra, nhiều căn bệnh khác nhau về tâm thần cũng có thể gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ. Cụ thể như: tai biến mạch máu não, rối loạn tuần hoàn não, mất ngủ, Alzheimer,… Riêng đối với bệnh Alzheimer, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giảm trí nhớ. Trung bình, có từ 60 – 80% trường hợp mắc bệnh đều xuất phát từ căn bệnh Alzheimer. Sở dĩ vậy bởi bệnh này tác động trực tiếp đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi của con người. Lạm dụng thuốc ngủ, các chất kích thích, chất gây nghiện,… cũng có thể khiến cho trí nhớ bị suy giảm.   IV – Cách phòng tránh bệnh    Như ở trên đã nói, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh suy giảm trí nhớ người già. Dựa theo đó, mọi người hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp để phòng chống bệnh xuất hiện. Cụ thể như:  Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Hạn chế ăn mỡ động vật chứa hàm lượng cholesterol cao, tăng cường bổ sung chất xơ và các loại hoa quả, đặc biệt là quả sẫm màu.  Xây dựng thói quen sống lành mạnh: Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, suy nghĩ lạc quan, rèn luyện trí não như đọc sách, chơi các trò chơi tư duy như cờ,…  Sử dụng thêm thực phẩm chức năng, các loại thuốc bổ não.  Khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 2 lần để kịp thời phát hiện bệnh và có biện pháp can thiệp.  Rèn luyện trí não là cách phòng tránh suy giảm trí nhớ cho người già V – Cách chăm sóc người bệnh    Những thay đổi về tâm lý và hoạt động của người già khi suy giảm trí nhớ khiến họ không tự làm chủ được. Do đó, việc chăm sóc họ là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, muốn chăm tốt cũng cần có phương pháp cụ thể. Bạn đọc nếu đang tìm hiểu về vấn đề này có thể thử áp dụng những cách dưới đây.  V.1 – Thứ nhất, về ăn uống sinh hoạt     Tình trạng suy giảm trí nhớ người già khiến họ không tự nhớ được thời gian ăn hay thậm chí là không biết mình đã ăn hay chưa. Vì vậy, người chăm sóc có trách nhiệm nhắc nhở giờ giấc ăn uống cho họ. Có vậy mới có thể uống thuốc đúng giờ để ngăn chặn tiến triển của bệnh.    Song song với đó, bạn nên lên kế hoạch và xây dựng chế độ dinh dưỡng đa dạng để bổ sung chất cho người bệnh. Hoặc thay vì ăn các bữa chính như người bình thường, có thể chia nhỏ thành các bữa phụ trong ngày.  V.2 – Thứ hai, về vệ sinh cá nhân     Bạn có thể chủ động nhắc nhở, chuẩn bị đồ cho người già khi bị suy giảm trí nhớ. Trong trường hợp người bệnh nặng, không thể tự làm, bạn cần hỗ trợ tắm cho họ. Khi tắm, chú ý sử dụng nước ấm vừa phải, tránh bị nóng hoặc bị lạnh. Khi có những cú sốc về nhiệt độ cũng có thể khiến họ trở nên cáu gắt và kích động rất nguy hiểm.  V.3 – Thứ ba, về giấc ngủ     Ngủ đủ giấc là yếu tố vô cùng quan trọng đối với bệnh suy giảm trí nhớ ở người già. Tuy nhiên, không vì thế mà cho người bệnh sử dụng thuốc ngủ. Bạn có thể để họ ngủ ngon bằng cách cho vận động nhiều vào ban ngày.  V.4 – Thứ tư, về không gian sống    Không gian sinh hoạt có những ảnh hưởng lớn đối với người bệnh suy giảm trí nhớ. Bạn cần giữ cho ngôi nhà luôn sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Những đồ đạc trong nhà nên được tối giản lại, tránh gây nguy hiểm, té ngã cho người bệnh.     Những vật dụng nguy hiểm như dao, kéo, thuốc thang,… cần được để ở những vị trí an toàn. Có thể khóa lại hoặc để trên cao, tuyệt đối không để trong tầm mắt và tầm với của người bệnh.  VI – Giải pháp cho người già bị suy giảm trí nhớ    Suy giảm trí nhớ ở người già là căn bệnh chưa có cách chữa tận gốc. Tuy nhiên, không vì vậy mà khi gặp phải hội chứng này, mọi người sẽ buông xuôi nó. Hiện có rất nhiều loại thuốc hay thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe có tác dụng hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ khá hiệu quả.     Nổi bật nhất hiện nay có thể kể đến Lohha Trí Não – thực phẩm bảo vệ sức khỏe có nguồn gốc 100% tự nhiên. Thành phần cấu tạo thành Lohha Trí Não là cây Thông đất và Thành Ngạnh, cho tác dụng tăng cường hoạt động của trí não, làm giảm quá trình lão hóa các tế bào thần kinh. Từ đó, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ và ngăn ngừa tiến triển nặng.     Hy vọng, bài viết về hội chứng suy giảm trí nhớ ở người già nêu trên có thể giúp ích cho quý vị trong quá trình tìm hiểu. Đừng quên chăm sóc và bảo vệ não bộ của mình để duy trì trí nhớ luôn minh mẫn.  Chia sẻ

Bệnh hay quên ở người già| Dấu hiệu & chế độ cải thiện

Theo thời gian chức năng sinh lý, hệ miễn dịch của cơ thể cũng bị giảm dần. Đó là nguyên nhân phát sinh một số bệnh ở người cao tuổi. Một trong số đó là căn bệnh hay quên ở người già. Vậy dấu hiệu của bệnh hay quên ở người già là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé! Ảnh minh họa: Bệnh hay quên ở người già Mục lục1, Dấu hiệu bệnh hay quên ở người già2, Nguyên nhân dẫn đến bệnh hay quên ở người già3, Những xét nghiệm, chẩn đoán bệnh hay quên ở người già4, Điều trị bệnh hay quên ở người già5, Khắc phục bệnh hay quên ở người giàChế độ dinh dưỡng:Chế độ sinh hoạt: 1, Dấu hiệu bệnh hay quên ở người già Bệnh hay quên là gì? Bệnh hay quên là một chứng bệnh thường gặp ở người có tuổi, do chức năng của đại não bị suy giảm bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh hay quên ở người già như: Quên những đồ vật đã từng dùng rất thường xuyên. Gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận thông tin mới, hay tính toán sai, phản ứng chậm. Hay lặp lại một câu hay một câu chuyện trong cùng một buổi trò chuyện, giao tiếp khó khăn, khó tìm từ ngữ để diễn đạt. Hay đi lang thang, lạc đường, quên cách nấu ăn, khó thực hiện các động tác phối hợp Ít ngủ ban đêm, sợ bóng tối, cảm thấy đói bụng, mót tiểu tiện, buồn rầu, hay than phiền, mệt mỏi và ngủ ngày. Hay gây gổ, dễ kích động, lo lắng: Người bệnh gây gổ khi được cho uống thuốc, ăn cơm hay yêu cầu đi tắm; hay nổi cáu, la hét, đôi lúc lại rất nghe lời. 2, Nguyên nhân dẫn đến bệnh hay quên ở người già Nguyên nhân gây ra bệnh hay quên ở người già thường do: Do sự lão hóa của hệ thần kinh trung ương. Do kém ăn, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn Do stress, căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm Do mãn kinh ở phụ nữ, rối loạn giấc ngủ. Do lạm dụng thuốc, rượu bia và chất kích thích… Do môi trường sống ô nhiễm, bụi bặm. Do di chứng hoặc mắc các bệnh lý liên quan như tai biến mạch máu não, đột quỵ, tiểu đường, chấn thương não… Trong các nguyên nhân kể trên thì sự lão hóa của hệ thần kinh trung ương đóng vai trò quan trọng nhất gây nên bệnh hay quên ở người già. Theo mức độ già đi của cơ thể, các quá trình teo và loạn dưỡng trong các tế bào thần kinh ngày càng gia tăng. Sự thoái hóa này có hiện tượng thoái hóa biến các khớp thần kinh, nơi giữ vai trờ quan trọng đối với các chất dẫn truyền thần kinh, dẫn đến việc chức năng thần kinh bị suy giảm, chức năng trí tuệ bị nhiễu loạn, nhất là trí nhớ với nhiều biểu hiện khác nhau. Giai đoạn này dễ bị bỏ qua vì quan niệm “người lớn tuổi như thế là bình thường” và chưa có những dấu hiệu về suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ. Xem chi tiết: 5 nguyên nhân gây bệnh hay quên ở người già 3, Những xét nghiệm, chẩn đoán bệnh hay quên ở người già Để đánh giá tình trạng bệnh hay quên ở người già, bác sĩ sẽ tìm hiểu bệnh sử, tiền sử di truyền, và kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh– bao gồm cả các bài kiểm tra liên quan đến hệ thần kinh. Bệnh nhân sẽ đặt nhiều câu hỏi để xác định tình trạng sức khỏe tâm lý và tinh thần. Trong một số trường hợp cần thiết, người hay quên, đãng trí cần phải trải qua thêm các cuộc kiểm tra khác như thử máu và nước tiểu và cả chụp hình não, chẳng hạn như chụp cắt lớp (CAT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) để phát hiện các bệnh lý khác liên quan, từ đó có phương pháp điều trị bệnh hay quên kịp thời. Để chuyên gia tư vấn tình trạng bệnh BẤM VÀO ĐÂY 4, Điều trị bệnh hay quên ở người già Hầu hết trường hợp hay quên, đãng trí có thể được chữa trị hoặc khắc phục phần nào nếu bệnh đơn giản chỉ do stress, thiếu ngủ… được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ví dụ, tình trạng hay quên do dùng thuốc có thể được khắc phục bằng các loại thuốc khác phù hợp hơn. Hay quên do kém ăn, thiếu chất dinh dưỡng có thể được cải thiện bằng chế độ ăn hằng ngày. Các trường hợp đãng trí không quá nghiêm trọng, trí nhớ có thể tự hồi phục theo thời gian, hoặc người hay quên, đãng trí có thể khắc phục bằng các mẹo vặt như ghi chú, đánh dấu sự kiện trên lịch hoặc nhờ sự hỗ trợ của người thân. Tuy nhiên, với các trường hợp hay quên, đãng trí do các căn bệnh đặc thù như Alzheimer, chứng mất trí nhớ hoặc các bệnh về tiểu đường, huyết áp, di chứng của bệnh đột quỵ não, tai biến mạch máu não thì việc điều trị sẽ phức tạp, khó khăn hơn. Các bác sĩ cần phải dùng đến các loại thuốc và liệu pháp chuyên môn để điều trị riêng biệt từng loại bệnh đó. Đôi khi, với những trường hợp nặng nếu không được chữa trị kịp thời thì nguy cơ người bệnh tử vong sớm là rất cao. 5, Khắc phục bệnh hay quên ở người già Để điều trị bệnh hay quên ở người già, chúng ta có một số phương pháp giúp bộ não khỏe mạnh, linh hoạt hơn như sau: Chế độ dinh dưỡng: Bổ sung chất béo omega 3 và omega 6 vào khẩu phần ăn. Đây là những chất vô cùng quan trọng để cấu tạo nên tế bào thần kinh. Những chất này thường có trong cá ba sa, cá thu, cá ngừ, cá hồi, tảo biển, rau bắp cải, trứng… và các loại hạt nhiều dầu như hạt bí đỏ, hạt hướng dương, hạt đậu hà lan,… Ăn nhiều rau xanh như: súp lơ, rau chân vịt, cà chua, cải xanh, giá đỗ… vào bữa ăn hàng ngày. Đây là những thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B, C, E và khoáng chất giúp tăng khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ. Tăng cường ăn nhiều hoa quả như táo, lê, cam, quýt, bưởi, dâu… bởi chúng rất giàu vitamin C giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường sức đề kháng và chống ôxy hóa các tế bào não hơn. Chế độ sinh hoạt: Tạo thói quen nghỉ ngơi, thư giãn hợp lí. Thường xuyên đọc báo, xem tivi, chăm sóc cây cảnh, chơi cờ tướng… để luyện tập não bộ. Ngủ đủ 7-8 giờ/ngày, buổi trưa nên dành khoảng 30 phút cho việc ngủ một giấc ngắn. Tập thể dục thể thao, đi bộ, yoga, dưỡng sinh … mỗi ngày 30 – 60 phút để cơ thể luôn khỏe mạnh, dẻo dai. Hạn chế hoặc tránh rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tóm lại, khi tuổi càng cao, não bộ ngày càng thoái hóa dẫn đến bệnh hay quên ở người già. Vì vậy trong gia đình nếu người thân có triệu chứng hay quên, đãng trí, chúng ta hãy đưa bệnh nhân đến gặp bác sĩ để chẩn đoán bệnh, xác định nguyên nhân và tìm ra cách chữa trị tốt nhất tránh hậu quả xấu từ căn bệnh gây ra sau này. Lohha Trí Não chiết xuất từ Thông đất chứa Huperzine A là giải pháp mới cho bệnh nhân lú lẫn, mất trí, teo não, sa sút trí tuệ tuổi già. Sản phẩm giúp: Bổ sung Huperzine A giúp tăng chất dẫn truyền Acetylcholine khiến các tế bào não tăng cường trao đổi, nói chuyện với nhau. Đánh thức các tế bào não khác đang ngủ quên dậy tư duy và hoạt động. Từ đó khơi gợi lại trí nhớ và kí ức người cao tuổi bị lú lẫn, mất trí. Lohha Trí Não nay đã được bổ sung thêm cao Cognivia organic chiết xuất từ cây xô thơm và nhập khẩu trực tiếp từ Pháp giúp tăng cường khả năng ghi nhớ và cải thiện trí não cho người bệnh. Sản phẩm được nhiều người cao tuổi Việt Nam tin dùng và cho hiệu quả rất khả quan. Để tìm nhà thuốc có bán Lohha Trí Não: XEM TẠI ĐÂY Để đặt mua online (giao hàng – thu tiền tận nhà), bạn BẤM VÀO ĐÂY Nếu bạn không tìm thấy điểm mua hàng gần nhất, có thể gọi điện đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.1265 để được hỗ trợ giao hàng tận nhà Chia sẻ

Mối liên quan giữa COVID-19 và hội chứng suy giảm trí nhớ

Nhiều người bệnh sau khi mắc COVID-19 thường có biểu hiện suy giảm trí nhớ, khó tập trung và giảm nhận thức. Vậy liệu có mối liên quan giữa COVID-19 và hội chứng suy giảm trí nhớ hậu COVID-19 không? Hội chứng suy giảm trí nhớ ở bệnh nhân COVID-19 Nhiều nghiên cứu gần đây đã đưa ra nhận định một số triệu chứng thần kinh ở những người từng mắc COVID-19 rất giống với các dấu hiệu ban đầu của bệnh Alzheimer: người bệnh gặp các vấn đề về trí nhớ, khả năng tập trung suy giảm và  gặp hội chứng “sương mù não”. Mỗi người biểu hiện khác nhau, có thể bao gồm lú lẫn, mất trí nhớ, khó nhớ từ, suy nghĩ chậm, khó tập trung và dễ mất tập trung. Nhiều người mô tả chứng “sương mù não” ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như đi đến tủ lạnh lấy bột giặt hay nhìn chằm chằm vào máy tính hoặc cố gắng nói gì đó nhưng không nhớ được chủ đề… Sương mù não còn ảnh hưởng đến công việc khiến nhiều người phải cố gắng để duy trì hiệu quả và thậm chí có người đã phải bỏ việc. Mối liên quan giữa COVID-19 và hội chứng suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ Nghiên cứu được thực hiện ở Argentina đã tiến hành theo dõi trong vòng 6 tháng đối với 234 người trên 60 tuổi – những người đã khỏi COVID-19. Các kết quả trên thang điểm của bệnh sa sút trí tuệ lâm sàng áp dụng trong khoa tâm thần được so sánh với nhóm đối chứng của cùng một người cao tuổi không mắc COVID-19. Hơn 60% những người tham gia nghiên cứu có vấn đề về tư duy, khoảng 1/3 gặp vấn đề đáng kể. Trong khi ở nhóm đối chứng chỉ có 6% mắc phải chứng này. Các triệu chứng đặc trưng của giai đoạn đầu của chứng sa sút trí tuệ. Ví dụ như tính hay quên, khó sắp xếp đồ vật và tìm từ – cũng được quan sát thấy ở những người từng bị mắc COVID-19 thể nhẹ. Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa COVID-19 và hội chứng suy giảm trí nhớ Đặc biệt, các nhà khoa học đã nhận thấy mối liên hệ giữa thời gian và mức độ nghiêm trọng của chứng suy giảm nhận thức và mất khứu giác. Điều này được giải thích là vì virus SARS-CoV-2 sử dụng khứu giác, nơi chứa các tế bào não phản ứng với mùi, để thâm nhập vào hệ thần kinh trung ương. Bằng cách tấn công các tế bào này, virus phá hỏng các mạch thần kinh dẫn đến các trung tâm não. Vì vậy, các tác giả của công trình này cảnh báo rằng không nên lơ là các triệu chứng kéo dài sau khi khỏi COVID-19 như mất khứu giác. Cách cải thiện chứng suy giảm trí nhớ hậu COVID-19 Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu Hội chứng suy giảm trí nhớ hậu COVID-19 để có các phác đồ điều trị tích cực cho người bệnh. Do vậy, khi người bệnh gặp phải tình trạng này cần phải được khám sức khỏe toàn diện để loại trừ các nguyên nhân y tế khác. Sau đó, người bệnh sẽ được giới thiệu về liệu pháp phục hồi nhận thức. Các biện pháp khắc phục tại nhà để cải thiện chứng suy giảm trí nhớ hậu COVID-19 bệnh nhân có thể thực hiện như: Ngủ đủ 7- 9 giờ mỗi đêm. Tránh căng thẳng, stress Tập thể dục đều đặn mỗi ngày tối thiểu 30 phút Hạn chế uống cà phê, tránh sử dụng rượu và các chất kích thích Tăng lượng protein, trái cây, rau và chất béo lành mạnh Tham gia các hoạt động xã hội Sử dụng các thảo dược có tác dụng tăng cường trí nhớ như: Cao Lycoprin từ cây Thông đất và Thành ngạnh, Cao Cognivia từ cây xô thơm … Cao Lycoprin từ Thông đất và Thành ngạnh có tác dụng tăng cường chất dẫn truyền thần kinh và cải thiện trí nhớ Bên cạnh đó hãy tham khảo thêm ý kiến của các bác sĩ chuyên môn để có những tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe hiện tại. Bạn  BẤM VÀO ĐÂY để làm trắc nghiệm đánh giá tình trạng bệnh nhé!

10 phương pháp rèn luyện trí nhớ chống lại chứng hay quên

Ngày nay, chứng hay quên dần trở nên phổ biến ở nhiều lứa tuổi. Những thắc mắc của mọi người chủ yếu tập trung vào vấn đề: Phương pháp rèn luyện nào giúp tăng cường trí nhớ và đẩy lùi chứng hay quên một cách hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể những băn khoăn đó: Mục lục1, Hiểu rõ nội dung cần ghi nhớ2, Liên tưởng tới vấn đề3, Đặt câu hỏi khi tiếp nhận vấn đề4, Giữ thái độ tự tin, lạc quan khi rèn luyện trí nhớ5, Ghi chú là một điều cần thiết nếu muốn nhớ lâu6, Lặp đi lặp lại điều cần nhớ7, Trau dồi thêm kiến thức mới8, Rèn luyện trí nhớ bằng cách đi sâu hơn vào thực tế9, Đọc sách thường xuyên10, Sắp xếp mọi thứ khoa học, có tổ chứcTác dụng của Lohha Trí não cũng đã được các PGS.TS Đại học Dược Hà Nội kiểm chứng bằng cách thực hiện nghiên cứu tiền lâm sàng.CHI PHÍ VÀ LIỆU TRÌNH KHUYÊN DÙNG LOHHA TRÍ NÃO 1, Hiểu rõ nội dung cần ghi nhớ Trước khi muốn nhớ một điều gì, chúng ta phải hiểu được vấn đề đó là gì. Có thể không nhớ 100% vấn đề đó từng câu chữ, nhưng việc nắm bắt và hiểu vấn đề sẽ giúp cho chúng ta định hình được trong đầu của mình nó như thế nào. Đừng cố gắng nhồi nhét kiến thức vì ngay lúc đó có thể nhớ nhưng chẳng ai dám đảm bảo ngày mai chúng ta còn nhớ hay đã quên. Đồng thời lại làm tốn thời gian, khiến chúng ta nặng đầu và nhiều áp lực. 2, Liên tưởng tới vấn đề Một phương pháp rất hữu ích có thể giúp chúng ta rèn luyện trí nhớ đó là sự liên tưởng. Bằng cách kết nối các hình ảnh có mối liên hệ với nhau nhằm xâu chuỗi chúng giúp ghi nhớ liên hoàn. Từ đó giúp chúng ta xâu chuỗi thông tin và ghi nhớ dễ dàng mà không bỏ sót khi gặp bất cứ một vấn đề gì. Việc liên tưởng không chỉ giúp chúng ta rèn luyện trí nhớ mà còn góp phần làm cho cách tư duy sự việc trở nên phong phú, đa dạng hơn rất nhiều. 3, Đặt câu hỏi khi tiếp nhận vấn đề Hãy đặt câu hỏi cho những vấn đề được tiếp nhận, khi bản thân luôn tò mò về mọi thứ, chúng ta sẽ bắt trí não hoạt động liên tục. Chúng ta cũng có thể tự sáng tạo bằng cách đặt ra những câu hỏi cho từng vấn đề và tìm cách giải quyết vấn đề đó. Việc giải quyết vấn đề giúp chúng ta phải suy nghĩ, lục lại kiến thức, trí nhớ của mình xem câu trả lời nằm ở đâu, khiến chúng ta luôn năng động và sẵn sàng cho mọi tình huống. Vì vậy hãy thường xuyên học hỏi, tìm tòi những điều mới lạ, vì điều này là một liều thuốc quý giá cho não bộ của chúng ta. 4, Giữ thái độ tự tin, lạc quan khi rèn luyện trí nhớ Để rèn luyện trí nhớ tốt, chúng ta phải tự tin mình có khả năng làm được, và hãy coi việc nhớ kiến thức là niềm vui chứ không phải là một nhiệm vụ. Vì chỉ có như vậy khả năng rèn luyện trí nhớ mới được cải thiện và tốt hơn. Hãy giữ cho tinh thần luôn lạc quan, thoải mái nhất dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào bởi chúng ta sẽ không thể nhớ nổi được vấn đề gì nếu cứ suốt ngày lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi. Vì thế trước khi muốn rèn luyện khả năng nhớ lâu của mình thì hãy giữ một tinh thần thoải mái và lạc quan lên nhé. Xem thêm: Vì sao cần chữa bệnh đãng trí? 5, Ghi chú là một điều cần thiết nếu muốn nhớ lâu Khi muốn nhớ một cái gì đó chúng ta cần chuẩn bị một quyển sổ nhỏ để tóm tắt lại những công việc cần làm. Nó là công cụ ép buộc não bộ “nhập tâm” và giúp chúng ta có thể kiểm soát, bao quát công việc tốt nhất. Hãy ghi ra giấy từng công việc cụ thể, thời gian, địa điểm thực hiện, và xếp thứ tự ưu tiên, chúng ta sẽ dễ dàng giải quyết và không bỏ sót chúng. Với phương pháp này, hiệu quả ghi nhớ đạt được sẽ lớn hơn rất nhiều. 6, Lặp đi lặp lại điều cần nhớ Việc lặp đi lặp lại một vấn đề nhiều lần có lẽ là cách hiệu quả nhất giúp chúng ta ghi nhớ. Đó vừa là cách giúp chúng ta ôn lại những kiến thức cũ vừa là cách rèn luyện trí nhớ của mình hiệu quả. Một việc khi được nhắc đi nhắc lại liên tục và trong thời gian dài sẽ giúp não ghi nhớ một cách chính xác nhất. Tuy nhiên chúng ta phải hiểu được nội dung của vấn đề, đừng chỉ lặp đi, lặp lại như một cái máy nhưng lại không hiểu sâu về nó. 7, Trau dồi thêm kiến thức mới Nếu chúng ta không chịu khám phá, tìm tòi, sáng tạo đồng nghĩa với việc trí nhớ trở nên lười biếng, chậm chạp và những kiến thức đã tích luỹ được trước đó sẽ mất dần theo thời gian. Vì vậy, chúng ta nên trau dồi thêm những cái mới như: học ngoại ngữ, chơi nhạc cụ hoặc một môn phụ đạo mà mình yêu thích. Việc học những thứ mới sẽ kích thích vào não bộ, làm cho não bộ trở nên linh hoạt và năng động hơn. 8, Rèn luyện trí nhớ bằng cách đi sâu hơn vào thực tế Hoạt động thực tế sẽ giúp bộ não hoạt động mạnh mẽ hơn. Những thông tin đó sẽ được thu hồi về não, phân tích, xử lý và ghi nhớ lại. Vì vậy, những hoạt động kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả ghi nhớ. Chỉ cần tích cực và độc lập, chúng ta sẽ thấy mình nhớ tốt hơn những người xung quanh. Đồng thời hoạt động thực tế nhiều còn giúp chúng ta có thời gian cho đầu óc nghỉ ngơi sau thời gian làm việc căng thẳng và mệt mỏi. 9, Đọc sách thường xuyên Việc đọc sách thường xuyên sẽ rất có lợi cho trí não của chúng ta. Thử tưởng tượng xem, việc đọc sách mỗi ngày không chỉ giúp chúng ta tăng cường kỹ năng tư duy phân tích, cải thiện trí nhớ, vốn từ được mở rộng… mà còn xóa tan căng thẳng, đẩy lùi stress, giúp tinh thần chúng ta trở nên lạc quan, thoải mái và cực kỳ sáng suốt. 10, Sắp xếp mọi thứ khoa học, có tổ chức Sắp đặt mọi thứ đúng vị trí của đồ vật, giấy tờ không chỉ giúp chúng ta bớt được thời gian tìm kiếm khi cần mà còn tránh trường hợp chúng bị rối tung, mất mát. Hãy luôn có giấy ghi nhớ, có kế hoạch làm việc hàng ngày, hàng tuần rõ ràng, cụ thể để thực hiện và đánh giá, tổng kết cuối ngày, cuối tuần không chỉ khiến bạn làm việc khoa học hơn mà còn giúp bạn tránh bỏ sót công việc đã được giao phó. Cũng tránh ôm đồm nhiều việc cùng lúc, hãy cố gắng làm hết từng việc, từ việc nhỏ đến việc lớn cho đến lúc hoàn thành thì thôi. Trên đây là 10 cách rèn luyện trí nhớ hiệu quả nhất để chống lại bệnh hay quên. Chúng ta hãy dành thời gian cho việc rèn luyện trí nhớ mỗi ngày, nó không chỉ giúp cho công việc được thuận lợi mà còn là cách làm cho cuộc sống của chúng ta dễ chịu hơn. Vì vậy, đừng để bộ não già đi, trí nhớ mất dần do sự lười biếng của chính mình bạn nhé. Xem thêm: Bệnh hay quên: Nguyên nhân và cách điều trị LƯU Ý: Bên cạnh việc có 1 chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trí não, người bị thiểu năng tuần hoàn não cũng có thể sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để giúp tăng tuần hoàn máu não, tăng cường trí nhớ, phòng ngừa lú lẫn tuổi già như Lohha Trí Não. Lohha Trí Não với thành phần chính là Tổ hợp Lycoprin được chiết xuất từ Thông đất và Thành ngạnh giúp tăng cường hoạt động của trí não, tăng khả năng ghi nhớ và cải thiện các triệu chứng khác của sa sút trí tuệ như: rối loạn ngôn ngữ, hành vi… Tác dụng của Lohha Trí não cũng đã được các PGS.TS Đại học Dược Hà Nội kiểm chứng bằng cách thực hiện nghiên cứu tiền lâm sàng. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng liên quan đến tác dụng chống sa sút trí nhớ của Lohha Trí Não. Sản phẩm dùng được cho cả bệnh nhân cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường… Nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí dược học – Tạp chí đầu ngành, thuộc Bộ y tế và đăng tải lại trên Báo Dân trí vào tháng 8/2019 ThS.BS Hoàng Khánh Toàn – Nguyên Trưởng khoa Đông y – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đánh giá cao tác dụng cải thiện trí nhớ của Thông đất và Thành ngạnh trong Lohha Trí Não Bạn  BẤM VÀO ĐÂY để làm trắc nghiệm đánh giá tình trạng bệnh nhé! Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Lohha Trí Não, bạn XEM TẠI ĐÂY Mọi thắc mắc xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1265 để được các Dược sĩ tư vấn CHI PHÍ VÀ LIỆU TRÌNH KHUYÊN DÙNG LOHHA TRÍ NÃO Hiện tại chi phí sử dụng mỗi tháng của Lohha Trí Não là 855.000đ/ tháng. Cụ thể: Lohha Trí Não có giá: 250.000đ / hộp 30 viên (Mỗi tháng hết 4 hộp – liều 4 viên/ ngày) Áp dụng thêm chương trình mua 6 tặng 1 (bằng cách thức nhắn tin): Mỗi hộp tích được 1 điểm –> Đến khi đủ 6 điểm sẽ được tặng 1 hộp cùng loại => Do đó chi phí thực tế là 855.000đ/ tháng Nếu sau khi bệnh đã ổn định, muốn sử dụng duy trì với liều 2 viên/ ngày thì mỗi tháng chỉ hết 427.000đ/ tháng Sau khoảng 3 tuần, người bệnh sẽ bắt đầu thấy cải thiện. Cụ thể: ngủ ngon giấc hơn, đầu óc tỉnh táo hơn, không còn tình trạng đau đầu, mất ngủ, khả năng tập trung và ghi nhớ tốt hơn. Các tác dụng khác sẽ tiếp tục đạt được sau đó. Để đạt được hiểu quả cao nhất, người bệnh cần dùng liên tục đủ liệu trình từ 3-6 tháng. Để tìm nhà thuốc gần nhất bán Lohha Trí Não, bạn XEM TẠI ĐÂY Mọi thắc mắc xin liên hệ tổng đài miễn cước 1800.1265 để được các Dược sĩ tư vấn   Theo teonao.vn Chia sẻ

Vì sao cần chữa bệnh đãng trí, hay quên

Theo PGS.TS Vũ Anh Nhị – ĐH Y Dược TP.HCM khẳng định bệnh đãng trí, hay quên ở giai đoạn sớm có thể chữa trị khỏi hoặc ít nhất cũng làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại, giúp cho người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm và kịp thời bệnh sẽ gây ra hậu quả nặng nề cho sức khỏe người bệnh. Mục lụcBệnh đãng trí là gì?Bệnh đãng trí, hay quên gây ra hậu quả gì?Vì sao cần chữa bệnh đãng trí, hay quên?Cách điều trị bệnh đãng trí, hay quên Bệnh đãng trí là gì? Bệnh đãng trí hay còn gọi là bệnh hay quên, chỉ hiện tượng con người bỗng dưng không thể nhớ lại một số sự kiện trong quá khứ một mức độ đáng kể. Nó có thể được gây ra bởi tổn thương các khu vực của não nơi quan trọng để xử lý bộ nhớ dẫn đến hiện tượng kém dần của trí nhớ và nhận thức do suy thoái không ngừng của não bộ. Trên phương diện bệnh học, chứng đãng trí có thể do những nguyên nhân như di chứng của bệnh tai biến mạch máu não, trầm cảm, stress, suy nhược thần kinh, mất ngủ thường xuyên… Kể cả người lớn tuổi hay trẻ tuổi đều có thể mắc căn bệnh hay quên này. Bệnh đãng trí, hay quên gây ra hậu quả gì? Biểu hiện của bệnh đãng trí bước đầu chỉ là nói trước, quên sau, quên đồ đạc, quên việc cần làm hoặc có các triệu chứng sau: Rối loạn về hành vi như hay đi lang thang, lạc đường, quên cách nấu ăn, khó thực hiện các động tác phối hợp… Gặp khó khăn về ngôn nhữ như: khó tìm từ ngữ để diễn đạt, nói lặp, hay nhắc lại chuyện đã nói, kể chuyện không có trình tự. Hay gây gổ, dễ kích động, lo lắng: Người bệnh gây gổ khi được cho uống thuốc, ăn cơm hay yêu cầu đi tắm; hay nổi cáu, la hét, đôi lúc lại rất nghe lời. Tư duy của người mang dấu hiệu bệnh hay quên cũng có vấn đề như tính toán sai, phản ứng chậm, kém sáng tạo… Có những hoang tưởng, ảo giác như nhận diện nhầm người nhà, bạn bè, hay nghi ngờ, tin rằng mọi người nói về mình hay lấy trộm đồ vật; nghe âm thanh. Ít ngủ ban đêm, sợ bóng tối, cảm thấy đói bụng, mót tiểu tiện, buồn rầu, hay than phiền, mệt mỏi và ngủ ngày. Ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh có sự mất trí nhớ đột ngột, rất khó khăn để nhớ hay kể lại những sự kiện mới xảy ra. Nhứng người chứng hay quên thường hay lặp lại câu hỏi, nhấn mạnh từ cuối hay nhắc đoạn cuối của câu, mất dần tính khôi hài trong giao tiếp, tốc độ suy nghĩ chậm dần. Chính những hậu quả này dẫn đến người bệnh trở lên thiếu năng lực trong công việc và khó giải quyết những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Vì sao cần chữa bệnh đãng trí, hay quên? Ở mức độ nhẹ, bệnh đãng trí không gây trở ngại lớn đến công việc và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Và người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi thư giãn kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý thì sau một thời gian mọi thứ sẽ trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh sẽ tiến triển lên những giai đoạn nặng hơn như sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, bệnh mất trí nhớ…vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân lâu dần sẽ mất hẳn trí nhớ, không còn nhận ra người thân, mất khả năng giao tiếp và không có khả năng tự chăm sóc bản thân hàng ngày. Người bệnh thường không thọ, tử vong sau khoảng 8-10 năm kể từ khi phát bệnh. Vì vậy, khi thấy có biểu hiện hay quên, đãng trí, bệnh nhân nên chủ động đi khám tại các Trung Tâm Y Tế để được bác sĩ kiểm tra xác định mức độ nặng nhẹ, tìm ra các căn nguyên gây bệnh và nhanh chóng điều trị kịp thời. Nếu không bệnh nhân sẽ ngày càng suy giảm trí nhớ dẫn đến tổn thương não và gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề cho sức khỏe. Xem thêm: Chứng hay quên có chữa được không? Cách điều trị bệnh đãng trí, hay quên Ngày nay, dưới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, việc điều trị bệnh đãng trí, hay quên khi được phát hiện sớm trở lên dễ dàng hơn cho bác sĩ. Sau thời gian kiểm tra và sàng lọc, với những trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh không nên quá lo lắng và đưa ra lời khuyên hợp lý để bộ nhớ được cải thiện dần dần. Còn những trường hợp nặng bệnh sẽ có diễn tiến ngày càng quên nhiều hơn, bác sĩ sẽ phải kiểm tra chuyên sâu. Cách điều trị của bác sĩ nếu không thể chữa khỏi bệnh bằng mọi biện pháp thì chỉ còn cách làm cho tốc độ quên diễn tiến chậm đi, người bệnh ít chịu nhiều ảnh hưởng xấu từ căn bệnh để lại. Và tất cả mọi người khi biết mình mắc bệnh hay quên thì câu hỏi: Uống gì để chữa bệnh hay quên? là câu hỏi thắc mắc và băn khoăn phổ biến nhất. Nhưng tùy vào từng trường hợp, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và cách điều trị phù hợp nhất với tình trạng của mỗi bệnh nhân. Tóm lại, bệnh hay quên sẽ ngày càng trở lên nghiêm trọng nếu chúng ta không biết ngăn chặn từ bây giờ. Việc làm đầu tiên để phòng tránh bệnh hay quên chính là thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học và chế độ sinh hoạt hợp lý. Tiếp đó là bồi bổ sức khỏe não bộ bằng những sản phẩm chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào não tránh khỏi tác hại của quá trình thoái hóa não, giúp não minh mẫn, sáng suốt hơn. Bạn  BẤM VÀO ĐÂY để làm trắc nghiệm đánh giá tình trạng bệnh nhé! Nguồn: Teonao.vn Chia sẻ

Loading...