Bệnh tuổi già

Chấn thương sọ não nhẹ là gì?

Chấn thương sọ não được chia ra làm dạng chấn thương nặng và chấn thương nhẹ. Vậy chấn thương sọ não nhẹ là gì? và có nguy hiểm không? Mục lụcChấn thương sọ nãoChấn thương sọ não nhẹNguyên nhân gây chấn thương sọ não nhẹ.Triệu chứng chấn thương sọ não nhẹĐiều trị và chăm sóc người bị chấn thương sọ não nhẹ Chấn thương sọ não Chấn thương sọ não là một thuật ngữ y học dùng để chỉ chung cho những người bệnh bị sang chấn ở đầu gây tổn thương tới hộp sọ hay cấu trúc bên trong hộp sọ. Với các trường hợp chấn thương sọ não nặng sẽ gây nguy cơ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề. Các dạng tổn thương nguyên phát bao gồm: Tổn thương da đầu và hộp sọ Tổn thương tại màng não Tổn thương mạch máu và tổ chức não (tổn thương mạch máu gây máu tụ ngoài màng cứng hay dưới màng cứng. Tổ chức não bị dập và chẩy máu trong não). Chấn thương sọ não chia theo tính chất thì bao gồm chấn thương kín và hở. Chia theo loại chấn thương thì bao gồm: Chấn động não hay còn gọi là chấn thương sọ não nhẹ, não không bị tổn thương, phục hồi sau chấn thương nhanh chóng và ít để lại di chứng Dập não: sự tổn thương tại hộp sọ và não, đây thuộc dạng chấn thương sọ não nặng Máu tụ: tụ máy ngoài màng cứng dưới màng cứng sọ não. Trường hợp này cần được phẫu thuật loại bỏ máu tụ và cầm máu ngay, nếu chậm có thể tử vong. Chấn thương sọ não nhẹ Chấn thương sọ não nhẹ hay còn gọi là chấn thương não gặp ở những bệnh nhân bị chấn thương vùng đầu. Hiện chưa có con số chính thức bao nhiêu phần trăm những bệnh nhân chấn thương sọ não nhẹ sẽ hồi phục nhanh chóng các triệu chứng. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng những triệu chứng chấn thương sọ não nhẹ ở các bệnh nhân sẽ hết hoàn toàn trong một vài tháng; nếu chúng kéo dài trên 6 tháng thì sẽ biến mất hoặc giảm rất nhiều trong vòng 1 năm sau chấng thương. Chấn thương sọ não nhẹ thường không để lại di chứng sau chấn thương về hành vi và khả năng nhận thức của bệnh nhân. Chẩn đoán chấn thương sọ não nhẹ đôi khi khá phức tạp vì những triệu chứng thần kinh hoàn toàn có thể do những chấn thương tại cơ quan khác gây ra. Ví dụ triệu chứng đau đầu của một người bị chấn thương sọ não nhẹ do tai nạn ô tô có thể kéo dài vài tháng. Họ có thể phải tìm đến bác sĩ và phát hiện ra rằng nguyên nhân gây đau đầu là do chấn thương vùng cổ mà không phải do tổn thương trực tiếp tại vùng đầu, do vậy họ cần được phát hiện đúng để có phương pháp điều trị phù hợp. Nguyên nhân gây chấn thương sọ não nhẹ. Chấn thương sọ não nhẹ có thể do các nguyên nhân sau gây ra: Chấn thương trực tiếp vào đầu, mặt, cổ hoặc bất kỳ vị trí nào trong cơ thể với hiệu ứng “thúc” lên đầu. Tổn thương chức năng thần kinh diễn ra nhanh chóng và tự khỏi. Tuy nhiên, có một số trường hợp, các triệu chứng và dấu hiệu có thể kéo dài từ một vài phút cho đến vài giờ. Thay đổi về sinh lý bệnh thần kinh, song các triệu chứng lâm sàng cấp tính thường phản ảnh một tổn thương chức năng thần kinh hơn là tổn thương cấu trúc thần kinh và vì vậy, không quan sát được bất kỳ biểu hiện bất thường nào trên các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thần kinh cơ bản. Do hội chứng lâm sàng, trong đó có hoặc không kèm theo mất tri giác. Sự cản thiện các triệu chứng lâm sàng và triệu chứng tri giác trong cơn chấn động não điển hình là tiến trình tự nhiên. Tuy nhiên, điều quan trọng cần phải lưu ý rằng trong một số trường hợp, các triệu chứng này có thể kéo dài. Triệu chứng chấn thương sọ não nhẹ Triệu chứng điển hình của chấn thương sọ não nhẹ chính là lẫn, mất trí nhớ tạm thời, hay quên. Các triệu chứng này có thể gặp ngay sau chấn thương hay sau một thời gian ngắn nhất định. Chứng hay quên thường là tình trạng mất trí nhớ về lúc xảy ra chấn thương song thường mất khả năng nhớ về cả hiện tượng trước và sau chấn thương vùng đầu. Chứng hay quên quên cũng có thể được đánh giá bằng cách đề nghị bệnh nhân lặp lại các câu hỏi đã được trả lời. Chi tiết về sự tồn tại, thời gian mất tri giác, lẫn lộn và quên được cho là quan trọng tương đối trong việc hiểu về mức độ nặng của tổn thương cũng như nguy cơ của các biến chứng có thể xảy ra của chấn thương sọ não. Các triệu chứng chấn thương sọ não xuất hiện sớm bao gồm đau đầu, chóng mặt, mất nhận thức xung quanh, buồn nôn và nôn. Sau đó một vài giờ hoặc vài ngày, bệnh nhân có thể phàn nàn về những thay đổi về tâm trạng, và tinh thần, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động, và rối loạn giấc ngủ. Một số chấn thương sọ não có thể xuất hiện mà không có các dấu hiệu trên. Các dấu hiệu quan sát được ở một số bệnh nhân chấn thương sọ não nhẹ bao gồm: Nhìn chằm chằm vô định Phản ứng trả lời các câu hỏi chậm hoặc phản xạ chậm khi theo dõi các tình huống Mất khả năng tập trung Mất định hướng Rối loạn ngôn ngữ, nói lắp, lí nhí hoặc không mạch lạc. Mất phối hợp đồng vận: đi vấp, không thể đi theo đường thẳng Mất khả năng kiểm soát cảm xúc trước các tình huống cụ thể Mất trí nhớ tạm thời Điều trị và chăm sóc người bị chấn thương sọ não nhẹ Nếu điều trị tại bệnh viện, người bị chấn thương sẽ được theo dõi sát và có thể: Dùng các thuốc giảm đau nhẹ để điều trị đau đầu hoặc đau Không ăn hay uống gì cho tới khi được hướng dẫn tiếp Dùng các thuốc viên chống nôn ói để điều trị buồn nôn hay nôn ói Kiểm tra chụp cắt lớp não, cổ hoặc các xương (nếu cần) Kiểm tra chụp x-quang cổ nếu bị đau cổ hoặc bị nghi là có chấn thương cổ Đa số với chấn thương sọ não nhẹ người bệnh sẽ được cho ra viện về nhà chăm sóc. Chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não tại nhà bao gồm: Nghỉ ngơi tĩnh tại trong ngày hôm đó. Dùng ‘các bọc đá’ trên các vùng bị sưng hoặc đau. Để làm việc này, hãy bọc các viên đá, các hạt đậu đông lạnh hay một gói đá thể thao trong một khăn bông. Không đặt đá trực tiếp lên da. Dùng các thuốc giảm đau đơn giản (như paracetamol) để điều trị đau đầu. Hãy kiểm tra gói thuốc để dùng đúng liều và chỉ dùng như được chỉ định mà thôi. Aspirin nên được tránh. Với trường hợp bệnh nhân bị lú lẫn, hay quên thì cần được gia đình chăm sóc và giám sát trong 24 tiếng đồng hồ sau chấn thương. Nếu người bị chấn thương được xuất viện vào buổi tối, hãy đảm bảo là trong đêm đó họ được đánh thức vài lần. Hãy đặt chuông đồng hồ. Hãy đảm bảo là người bị chấn thương đi bộ tới toilet hay thực hiện một hoạt động nào đó, cho phép quý vị đánh giá được khả năng phối hợp của người này. Không cho người bị chấn thương lái xe về nhà. Không để họ một mình trong 24 giờ đồng hồ sau đó. Không cho họ uống rượu trong ít nhất là 24 giờ đồng hồ. Không cho họ ăn hay uống trong sáu tới 12 giờ đầu (trừ khi được bác sĩ khuyên khác đi). Sau đó cho họ ăn và uống vừa phải. Không cho họ dùng các thuốc an thần hay thuốc nào khác trừ khi được hướng dẫn. Chia sẻ

Bệnh đãng trí - những điều chưa biết

Đãng trí không chỉ xảy ra đối với người già mà ngay cả khi còn trẻ tuổi vẫn có thể mắc chứng bệnh người già này. Nếu ai vẫn có suy nghĩ bệnh này chỉ gặp ở người già thì thật là sai lầm. Cùng Lohha Trí Não nhìn nhận lại về căn bệnh này nhé! Mục lụcBệnh đãng tríNguyên nhân gây bệnhỞ người giàỞ người trẻNhững con số biết nói về số người bị đãng tríDấu hiệu của người bị đãng tríGiải pháp mới Bệnh đãng trí Đãng trí hay còn gọi là hay quên là hiện tượng suy giảm kém dần của trí nhớ và nhận thức. Bệnh chia ra làm nhiều giai đoạn bao gồm khởi phát, phát triển và nặng. Ở giai đoạn khởi phát ban đầu người bị đãng trí sẽ quên tên, quên sự việc vừa xảy ra. Giai đoạn bệnh phát triển sẽ có những tư duy bất thường, bao gồm quên tên người quen, hỏi cùng một câu hỏi hoặc kể một câu chuyện tương tự nhiều lần và gặp khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ trong cuộc sống hằng ngày. Giai đoạn nặng người bệnh sẽ không nhận ra người thân trong nhà, vụng về, hay đi lạc, mất khả năng sinh hoạt hằng ngày và trở thành ngơ ngác hay ngu ngốc, cần người khác chăm sóc kiểm soát mọi mặt. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh không chỉ gặp ở người già mà ngay cả người trẻ tuổi. Đối với mỗi độ tuổi có những nguyên nhân khác nhau: Ở người già Khi lớn tuổi, cơ thể ít tạo ra các chất trung gian cần thiết cho não hoạt động khiến hệ thần kinh bị thoái hóa gây ra tình trạng mất trí nhớ. Do sự lão hóa của hệ thần kinh trung ương. Do kém ăn, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn Do stress, căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm Do mãn kinh ở phụ nữ, rối loạn giấc ngủ. Do lạm dụng thuốc, rượu bia và chất kích thích… Do môi trường sống ô nhiễm, bụi bặm. Do di chứng hoặc mắc các bệnh lý liên quan như tai biến mạch máu não, đột quỵ, tiểu đường, chấn thương não… Ở người trẻ Căng thẳng, áp lực công việc và học hành là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng đãng trí ở người trẻ tuổi. Ôm đồm quá nhiều việc cùng lúc khiến bộ não quá tải và suy yếu cũng dẫn đến chứng hay quên. Thiếu ngủ khiến cho tế bào não không được phục hồi hoàn toàn dẫn đến bệnh hay quên và mất trí nhớ ngắn hạn. Ăn uống thực phẩm chế biến sẵn nhiều đường hóa học, nhiều chất bảo quản và phụ gia… dễ sản sinh nhiều gốc tự do gây chứng suy giảm trí nhớ của não bộ. Lối sống không ngăn nắp, thiếu gọn gàng cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới chứng hay quên. Quá phụ thuộc vào công nghệ, lười động não, lười ghi nhớ. Thay vào đó là lệ thuộc vào các thiết bị công nghệ như: điện thoại, máy tính bảng, máy vi tính… Những con số biết nói về số người bị đãng trí Khoảng 24 triệu người trên thế giới bị bệnh đãng trí Đãng trí không chỉ xảy ra ở người già, hiện nay tỷ lệ người trẻ mắc bệnh đang tăng lên rất nhanh khoảng 20% bệnh nhân dưới 35 tuổi của các phòng khám thần kinh bị suy giảm trí nhớ , đãng trí hay quên. Xu hướng trẻ hóa của căn bệnh này ngày càng báo động. Chưa có khảo sát chính thức về tình trạng suy giảm trí nhớ ở người trẻ nhưng những thống kê sơ bộ từ Hội Thần kinh học TP Hồ Chí Minh cho thấy, cứ 100 người trẻ đến khám bệnh ở các bệnh viện công tại TP Hồ Chí Minh thì có đến 20 người gặp trục trặc về suy giảm trí nhớ.  Tại Australia, khảo sát năm 2014 cho thấy gần 24.500 công dân trẻ nước này mắc hội chứng đãng trí. Sau tuổi 30, cứ mỗi ngày có 3000 tế bào não chết đi mà không sản sinh thêm. Trong khi đó, mỗi tế bào ở lại phải hứng chịu sự tấn công của 10.000 gốc tự do làm hủy hoại các tế bào thần kinh làm xơ hóa các bao myelin và các đầu sợi trục tế bào thần kinh, gây chết tế bào, khiến chức năng não dần rối loạn, suy giảm trí nhớ gây đãng trí. Một nghiên cứu trên 451.232 người béo phì tại Anh suốt từ năm 1999 đến 2011 với 43% là nam giới, cho thấy người béo phì ở tuổi 30-39 có nguy cơ suy giảm trí đãng trí nhớ gấp 3,5 lần người bình thường. Dấu hiệu của người bị đãng trí Hay quên ngay những điều vừa mới nghe hoặc những điều vừa mới dự định làm. Khó khăn để nhớ thực hiện những việc quen thuộc hàng ngày (vệ sinh cá nhân, ăn uống…). Quên những từ đơn giản hoặc dùng từ không đúng. Có thể bị lạc ở một nơi đã từng rất quen thuộc, hoặc không thể nhớ phải làm thế nào để đến được nơi đó hoặc từ đó quay trở về nhà. Khó nhận biết con số hoặc thực hiện các phép tính đơn giản. Quên vị trí đồ vật vẫn thường để chỗ quen thuộc. Tâm trạng, khí sắc dễ thay đổi. Giải pháp mới Hiện nay các nhà nghiên cứu đã tìm ra các loại thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên kết hợp với các thành phần có lợi cho não bộ tiêu biểu là: Thạch tùng thân gập hay còn có tên gọi khác là cây Thông đất. Thạch tùng thân gập tên khoa học: Huperzia hamiltonii phân bố chủ yếu ở núi cao Việt Nam và Trung Quốc, mọc trên thân cây có rêu trên núi đá. Đây là cây thuốc quý hiếm, chất Huperzine A trong cây có tác dụng bảo vệ sự toàn vẹn tế bào thần kinh, chống lại sự tổn thương tế bào thần kinh do thiếu máu cục bộ, có đến 58 % bệnh nhân được điều trị bằng Huperzine A cải thiện rõ rệt về trí nhớ, nhận thức và hành vi. Thạch tùng thân gập là một cây thuốc có tác dụng rất tốt giúp đẩy lùi căn bệnh đãng trí. Trong một đợt cùng đoàn hành trình tìm kiếm thuốc quý tại Hà Giang, BS Hoàng Sầm – Viện trưởng viện Y học bản địa Việt Nam vô tình thấy cây thông đất này mọc rất nhiều tại các mỏm đá tại cao nguyên đá Đồng Văn. Là một người trong ngành đã từng được đọc qua rất nhiều thông tin về tác dụng của cây Thông Đất, vị bác sĩ người Mán này lấy mẫu ngay về nghiên cứu, thử nghiệm. Trước khi rời khỏi còn không quên hướng dẫn bà con cách chăm sóc, bảo tồn. Bác sĩ đã dùng cho rất nhiều bệnh nhân của mình thấy hiệu quả tốt hơn cả mong đợi. Đến nay, sau gần 4 năm nghiên cứu và thử nghiệm một bài thuốc hoàn chỉnh với sự phối hợp của cao Lycoprin chiết xuất từ cây Thông Đất và rất nhiều vị thuốc tốt cho não bộ đã ra đời với tên gọi Lohha Trí Não. Lohha Trí Não là sự kết hợp hoàn hảo của Thạch tùng thân gập, Thành Ngạnh, Lá Dâu giúp nuôi dưỡng, bảo vệ, ngăn chặn teo và thoái hóa các tế bào thần kinh. Giải pháp mới cho người mắc chứng Teo não, sa sút trí tuệ, đãng trí hay quên giúp đẩy lùi các bệnh nhiều bệnh nhân. Chia sẻ

Đãng trí sau sinh

Thống kê cho thấy có 90% chị em phụ nữ sau sinh gặp phải tình trạng đãng trí. Do tình trạng đãng trí hay quên này mà nhiều chị em đã gặp phải không ít tình trạng dở khóc dở cười. Vậy tại sao lại có hiện tượng đãng trí sau sinh? Và làm cách nào để khắc phục nó? Lời kể của chị em sau sinh…. Không ít các trường hợp dở khóc dở cười do chứng đãng trí sau sinh mà ra. Dưới đây là câu chuyện của một số chị em: Chị Phạm Thanh Mai (Bãi Cháy, Quảng Ninh) chia sẻ trên trang cá nhân của mình, chị Thanh Mai viết: “Đẻ xong đầu óc chán các mẹ nhỉ? Mình đẻ 2 tập xong, trí nhớ và độ tập trung kém hẳn, nhiều lúc lơ đễnh phát rồ. Đút cho thằng lớn ăn thì lại đi đút cho thằng bé (mới 7 tháng) thế là nó oẹ (cháo nguyên hạt). Chị Nguyễn Phương (Hà Đông, Hà Nội) thì nhầm lẫn một cách “đáng yêu: “Sáng mình hỏi chồng là công ty trả lương tháng 5 chưa, anh xã nói chưa trả, công ty đang bị chậm lương vì chưa lấy được tiền từ chủ đầu tư. Có lẽ phải 2-3 hôm nữa. Đến chiều, mình lại hỏi anh xã câu này thì anh bảo: “Hình như sáng nay lúc anh chuẩn bị đi làm em hỏi câu này rồi”. Lúc đó, mình mới nhớ ra đúng là thế thật!!!…”. Chị Phạm Hôm (trú tại Hưng Yên) cũng có những pha đãng trí mà đến giờ nhắc lại hai vợ chồng chị vẫn còn cười ngặt nghẽo. “Có hôm tôi làm canh rau sống ăn, nhặt rau xong, ngâm muối rồi nhưng trưa quên béng mất không mang ra ăn, để đến chiều tối mới nhớ. Có lần nấu canh xong, để trên bếp, quên ăn luôn. Hay nhiều trường hợp khác, nấu canh cho 2 lần muối, chìa khóa cất nhưng không biết để đâu để phải cạy cửa,… Đọc thêm: “Điều trị chứng hay quên” Nguyên nhân gây hiện tượng đãng trí sau sinh Trên 90% chị em sau sinh trí nhớ kém hơn hẳn và mau quên. Không riêng gì ở Việt Nam mà đây là hiện tượng của các mẹ bỉm sữa trên thế giới. Cuộc nghiên cứu điều tra tại Úc điều tra trên 1000 phụ nữ mang bầu trên toàn thế giới để so sánh trí nhớ của bà bầu với những phụ nữ bình thường, kết quả các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận: “Những người phụ nữ mang bầu có trí nhớ kém hơn và mau quên”. Nguyên nhân gây ra tình trạng đãng trí sau sinh là do tác động của các loại hormone sản sinh trong thai kỳ tác động lên não bộ. Ngoài ra còn có các nguyên nhân sau: Tâm lý trong suốt thời gian mang thai của chị em không ổn định với nhiều tâm trạng băn khoăn lo lắng khiến gây ra tình trạng mệt mỏi, ngủ không ngon giấc. Sau khi sinh, chị em lại tiếp tục chiến đấu với nhiều thay đổi về tinh thần, thể chất. Xáo trộn trong sinh hoạtkhi có em bé là điều khó tránh khỏi. Mất ngủ do chăm con, lo lắng sức khỏe con cái, tài chính gia đình,… gây ra những căng thẳng stress dẫn đến tình trạng hay quên, lơ đãng, mất tập trung ở các mẹ bỉm sữa. Các tâm lý ất ổn, stress trong suốt thai kỳ và sau sinh sẽ ảnh hưởng đến nội tiết tố gây tổn thương não bộ dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ, đãng trí đặc biệt là sau khi sinh. Cách khắc phục Giấc ngủ ngon là bài thuốc số 1 cho chị em sau sinh. Vừa giải tỏa cơn thèm ngủ, đánh bay mệt mỏi vừa giúp chị em cải thiện trí nhớ. Chính vì vậy hãy tranh thủ ngủ sớm và đủ giấc để tránh mệt mỏi lo lâu. Áp dụng phương pháp mẹ ngủ con ngủ nhé. Tạo tâm lý: hãy giữ tâm lý thật tốt sau sinh. Không nên suy nghĩ hay lo lắng quá nhiều mà hãy sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và công việc hợp lý để đảm bảo thể chất và sức khỏe. Gia đình là nơi hỗ trợ và quan tâm chăm sóc tốt nhất cho các bà mẹ trẻ. Chính vì vậy những người tâm trong gia đình, đặc biệt là người chồng nên hỗ trợ chăm sóc và chia sẻ cho người vợ, tạo tâm lý thoải mái nhất cho các bà mẹ bỉm sữa nhé. Lưu lại việc cần làm cần nhớ: dán giấy ghi nhớ vào nơi dễ thấy nhất hay dùng điện thoại nhắc nhở công viêc sẽ rất hữu ích với tình trạng hay quên. Tập thể dục thể thao: các bài tập thể dục sẽ giúp máu lưu thông lên não tốt hơn, làm cho giác quan tiếp nhận  thông tin nhanh hơn và giúp não lưu giữ thông tin lâu hơn. Các mẹ nên biết rằng tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày còn giúp chống stress và chống các bệnh lý gây giảm trí nhớ nữa đấy nhé. Bổ sung các thực phẩm tăng cường trí nhớ: bông cải xanh, cải bắp, súp lơ, rau bina, các loại ngũ cốc như gạo nâu, bột yến mạch, v.v…, các loại quả bơ, việt quất, táo, hạnh nhân, dâu tây, …, trà xanh, khoai lang, trứng, cá hồi v.v… nên có trong thực đơn của các bà mẹ, vì đây là những loại thực phẩm được xem giúp bổ trợ trí nhớ rất tốt. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể áp dụng theo thực đơn Đông y với các món như óc lợn, trứng chim cút, hạt sen, mật ong, long nhãn, nấm linh chi, hà thủ ô, nhân sâm v.v…là những món hỗ trợ chữa trị chứng giảm trí nhớ khá hiệu quả. Chia sẻ

Cách chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não

Có hai loại chấn thương sọ não là chấn thương sọ não nhẹ và chấn thương sọ não nặng. Loại chấn thương sọ não nhẹ thường gặp nhất là sự chấn động. Còn đối với chấn thương sọ não nặng thì nguy hiểm hơn, bệnh nhân thường có rối loạn hô hấp, tuần hoàn tổn thương thần kinh, phù não, chảy máu não… Do đó cách thức chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não nặng nhẹ vì thế cũng khác nhau. Mục lục1, Cách chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ nãoChấn thương sọ não nhẹ: Chấn thương sọ não nặng:2, Các món ăn cho người bị chấn thương sọ não 1, Cách chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não Chấn thương sọ não nhẹ có thể liên quan tới tình trạng mất tỉnh táo. Hiện tượng này thường là ngắn và thường sau đó là sự bình phục nhanh và hoàn toàn. Tuy nhiên, chấn thương sọ não nặng, bệnh nhân bắt buộc phải thở máy, chăm sóc tỉ mỉ  và làm các thủ thuật điều trị chấn thương sọ não dài ngày. Cụ thể: Chấn thương sọ não nhẹ: Đối với chấn thương sọ não nhẹ thì mức độ di chứng nhẹ nhất là suy nhược thần kinh sau trấn thương sọ não, biểu hiện đau đầu, kém ngủ, mệt mỏi, chóng mặt nhất là khi có sự thay đổi thời tiết. Cho nên, trong thời gian phục hồi sức khỏe, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất và đặc biệt tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafein có thể ảnh hưởng đến não. Sau này nếu tình trạng sức khỏe ổn định, trí tuệ không bị ảnh hưởng có thể làm việc và sinh hoạt hoàn toàn bình thường. Chấn thương sọ não nặng: Mức độ nặng trong chấn thương sọ não có thể là phù não, thoát vị não, hội chứng tăng áp lực nội sọ, thiếu máu não, chảy máu não, máu tụ… sau đó để lại những di chứng vô cùng nguy hiểm như: tổn thương các dây thần kinh sọ não gây liệt, người bệnh vận động khó khăn hoặc không đi lại được, rối loạn tâm thần, động kinh. Vì vậy bệnh nhân cần được chăm sóc tỉ mỉ chu đáo, tránh bội nhiễm, chống loét và nuôi dưỡng đầy đủ theo sự hướng dẫn chặt chẽ của các y bác sĩ: Chăm sóc toàn thân: Vệ sinh răng miệng, thân thể ngày 2-3 lần, gội đầu 2 lần/ tuần. Nhỏ thuốc mắt mũi ngày 2-3 lần. Nếu bệnh nhân không nhắm mắt được: Kéo mi đậy kín bằng băng dính chống khô loét. Nếu bệnh nhân thở miệng: Đậy gạc tẩm nước. Nếu nằm lâu ngày thì cho bệnh nhân nằm đệm nước, trăn trở bệnh nhân chống loét 3h/lần. Hô hấp: Tự thở: Vệ sinh thay ống thở hàng ngày, làm ẩm không khí thở oxy qua nước. NKQ: Cứ khi nào bệnh nhân có đờm dãi thì hút và bơm rửa khí quản bằng dung dịch sát trùng, vệ sinh dây hút. Nếu dùng lại dây hút phải có hai lọ betadin một lọ ngâm dây hút miệng, một lọ ngâm dây hút NKQ. Thở máy:Đảm bảo hệ thống đường thở kín. Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây thở xem có nứt vỡ không thì phải thay dây. Bình làm ẩm luôn đổ nước đúng quy định. Thay dây máy thở, bầu lọc khuẩn ngày một lần. Tuần hoàn: Các đường dây truyền dịch đảm bảo thông tốt. Nếu đặt tĩnh mạch ngoại vi thì 3 ngày đổi một lần, vệ sinh vùng chọc hàng ngày. TMDĐ: Thay băng chân tĩnh mạch dưới đòn ngày 1 lần, 10 ngày thì thay cả TMDĐ Thay sonde dạ dày: Thay sonde bàng quang 3 ngày một lần. Vệ sinh bơm rửa bàng quang hàng ngày. Nuôi dưỡng: Đảm bảo 1800-2000 Kcal/ngày. Số lượng 1500-2000 ml/24h chia đều trong ngày đến 21h. Trước khi bơm ăn chú ý xem sonde có trong dạ dày không bằng cách hút dịch vị dư. 2, Các món ăn cho người bị chấn thương sọ não Sau tai nạn, các bệnh nhân chấn thương sọ não thường lâm vào tình trạng suy nhược thần kinh với các biểu hiện đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, trí nhớ giảm sút… Do đó việc sử dụng các món ăn bài thuốc cũng có vai trò quan trọng để giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và khỏe mạnh hơn. Sau đây là một số món ăn bài thuốc cụ thể: Bài thuốc 1: Hạt sen (cả tâm) 50 g sao vàng, tán bột; long nhãn 30 g, đường phèn vừa đủ; nấu thành chè, chia ăn vài lần trong ngày. Món ăn này có công dụng bổ hư, dưỡng tâm, an thần, dùng cho người bị mất ngủ, hồi hộp, đánh trống ngực, dễ bị kích động… do chấn thương sọ não. Bài thuốc 2: Chim bồ câu 1 con làm sạch bỏ ruột, long nhãn, long vải, hạt sen, rượu vang mỗi thứ 10 g, kỷ tử 5 g, đường phèn 15 g. Tất cả hầm thật nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Thuốc có công dụng bổ ngũ tạng, an thần, ích trí, dùng cho người suy nhược cơ thể, hay đau đầu, mất ngủ, trí nhớ giảm sút sau chấn thương sọ não. Bài thuốc 3: Óc heo 100g, tỏi 20g bỏ vỏ thái vụn, gia vị vừa đủ. Tất cả đem hầm cách thủy, khi chín cho thêm chút dầu thực vật, chia ăn vài lần trong ngày. Công dụng: Kiện não, an thần, ích trí; dùng cho người sau chấn thương bị mất ngủ, hoa mắt chóng mặt, hay quên, hay mộng mị. Bài thuốc 4: Đầu cá chép 1 cái, bạch chỉ 6 g, đường đỏ 20 g. Tất cả đem hầm nhừ, lấy nước uống. Dùng cho người tâm thần bất an, hay đau đầu, chóng mặt sau chấn thương sọ não. Bài thuốc 5: Lá sen 6g, kim ngân hoa 6g, vỏ dưa hấu 6g, hoa đậu ván trắng 6g, vỏ quả mướp 6g. Tất cả đem sắc nước uống thay trà trong ngày. Công dụng thanh tâm, an thần định huyễn; dùng cho người hay bị hoa mắt, chóng mặt, có cảm giác nóng trong ngực, nóng lòng bàn tay, bàn chân, đại tiện táo, tiểu tiện vàng đỏ. Lưu ý: Bệnh nhân nên tránh các chất kích thích (như cà phê, trà đặc, rượu, bia, thuốc lá) và các thức ăn khó tiêu. Đồng thời chú ý rèn luyện sức khỏe hợp lý theo thể trạng và vệ sinh cá nhân cũng như giữ tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt và quá trình phục hồi sau chấn thương, bệnh nhân có thể sử dụng thêm sản phẩm bổ não giúp bảo vệ não bộ, ngăn chặn thoái hóa tế bào não và cải thiện đáng kể khả năng ghi nhớ cũng như thiếu hụt nhận thức sau chấn thương sọ não gây ra. Chia sẻ

Chấn thương sọ não: Hậu quả khôn lường!

Chấn thương sọ não thuộc hàng phổ biến trong sinh hoạt giao thông và lao động hàng ngày ở mọi quốc gia. Nó đã và đang để lại những hậu quả khôn lường tác động xấu lên đời sống xã hội. Không chỉ nỗi đau mất mát về con người, chấn thương sọ não còn đem đến gánh nặng kinh tế và nỗi đau tinh thần dai dẳng cho các gia đình hiện nay. Mục lụcChấn thương sọ não để lại những di chứng gì?Hậu quả của chấn thương sọ não để lại?Ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần người bệnh:Tốn rất nhiều chi phí chữa bệnh:Là gánh nặng của toàn xã hội: Chấn thương sọ não để lại những di chứng gì? Tùy theo mức độ tổn thương ở não mà chấn thương sọ não có thể để lại di chứng khác nhau. Trường hợp nhẹ chấn thương não sẽ ổn định trong vòng 2-3 tuần, sau khi khỏi không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, với các trường hợp chấn thương sọ não nặng, khi ổn định sẽ để lại một số di chứng lâu dài như: Đau đầu kéo dài Suy giảm trí nhớ hoặc mất trí nhớ Yếu hoặc liệt vận động, thậm chí tàn phế Động kinh, hoặc có kèm rối loạn tâm thần phải điều trị kéo dài rất phức tập Rối loạn giấc ngủ Rối loạn ngôn ngữ, nguy cơ mắc bệnh teo não và sa sút trí tuệ rất cao Vấn đề này cần phải có thời gian theo dõi lâu dài. Điều cần làm là tích cực điều trị để bệnh ổn định, sau đó cần điều trị thêm một đợt phục hồi chức năng cùng với các biện pháp chăm sóc để khắc phục những di chứng có thể xuất hiện và gây ra những hậu quả khôn lường cho người bệnh. Xem thêm: Tìm hiểu chung về chấn thương sọ não Hậu quả của chấn thương sọ não để lại? Hậu quả của chấn thương sọ não là vô cùng nguy hiểm. Bởi chúng có thể tác động rất lớn đến sức khỏe, tinh thần của bản thân và gia đình người bệnh: Ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần người bệnh: Những tổn thương sau khi bị chấn thương sọ não không chỉ là phù não, thoát vị não, hội chứng tăng áp lực nội sọ, thiếu máu não, chảy máu não, máu tụ… mà tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân, di chứng có thể xuất hiện sau một thời gian tạm ổn định. Khi đó bệnh nhân phải trải qua thêm một quá trình phục hồi sau chấn thương lâu dài nữa. Trong thời gian nằm viện, bệnh nhân phải chịu đựng đau đớn tới mức thảm hại nếu không tính mạng sẽ ngàn cân treo sợi tóc. Tốn rất nhiều chi phí chữa bệnh: Sự sống của những nạn nhân này không chỉ phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ mà còn phụ thuộc vào kinh tế của các gia đình và cả ở sự may mắn nữa. Đa số nạn nhân bị chấn thương sọ não đều ở độ tuổi thanh niên, độ tuổi lao động, vì vậy hình ảnh người cha, người mẹ, mái đầu đã bạc, bàn tay gầy gộc vất vả chăm sóc cho con tại các khoa điều trị khiến ai nhìn thấy cũng phải xót xa. Tiền viện phí cho những lần chụp CT, thuốc thang, phẫu thuật chấn thương sọ não là rất đắt đỏ. Theo bác sĩ Tôn Thất Quỳnh Ái, trưởng khoa cấp cứu -BV Chợ Rẫy cho biết đặc thù của các ca chấn thương sọ não cần phải nằm viện để có thời gian theo dõi diễn biến của bệnh, vừa điều trị bằng thuốc, dịch truyền đắt tiền vừa kết hợp thực hiện các xét nghiệm kỹ thuật phức tạp khác nên người bệnh thông thường phải trả khoản phí cao gấp nhiều lần so với một số loại bệnh thông thường khác mà không thể tính được… Một trường hợp ghi nhận từ bà Vũ Thị Toanh (60 tuổi, quê Thanh Hóa), sau 02 tháng vất vả chăm sóc cho đứa con trai út đang điều trị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông tại bệnh viện Bà Rịa trông đã già hơn tuổi rất nhiều. Nhà nghèo nên bữa cơm hàng ngày của 2 mẹ con bà phụ thuộc vào lòng thương của những người xung quanh. Dù con trai có thẻ BHYT nhưng gia đình bà vẫn phải bán tất cả những gì có thể và vay mượn thêm để lo cho con, cho dù bà biết rằng cuộc sống của con mình là vô cùng khó. Có thể nói rằng chấn thương sọ não đang gây ra biết bao mất mát và sự âu lo của rất nhiều gia đình trong xã hội hiện nay. Là gánh nặng của toàn xã hội: Với dịch vụ y tế nước nhà còn hạn chế, thì áp lực đè nên những người làm y tế là vô cùng lớn. Nạn nhân bị chấn thương sọ não gây ra nếu may mắn qua được nguy kịch cũng để lại những di chứng nặng nề, bởi hầu hết họ có thể bị mất khả năng lao động, và rất khó hòa nhập với cộng đồng, vì thế sẽ mất đi một lực lượng lao động không nhỏ cần cho sự phát triển kinh tế xã hội. Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông, tai nạn lao động đã được phân tích, trong đó ý thức của con người vẫn được coi là trở ngại chính. Vì thế, việc tăng cường kiến thức phòng chống chấn thương sọ não, chữa trị tức thời, ý thức tham gia giao thông tốt, thực hiện nghiêm túc an toàn lao động… chắc chắn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn, làm giảm rủi ro bệnh tật, phòng tránh được tử vong. Tóm lại, chấn thương sọ não gây ra những hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Do vậy, để phòng tránh chấn thương sọ não không còn cách nào khác là xây dựng ý thức trong mỗi người: từ việc chấp hành tốt luật lệ giao thông, an toàn lao động đến áp dụng các biện pháp phòng chống chấn thương sọ não… nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình cùng những người xung quanh. Chia sẻ

Phòng chống chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não ngày càng phổ biến trong xã hội ngày nay, đặc biệt là các nước đang phát triển với các phương tiện giao thông kém chất lượng, mạng lưới đường sá chật hẹp, thiếu an toàn trong lao động và sự kém hiểu biết của con người đã để lại hậu quả nặng nề cho chính bản thân, gia đình và toàn xã hội cả về mặt sức khoẻ lẫn kinh tế. Mục lụcNguyên nhân chấn thương sọ nãoPhòng chống chấn thương sọ nãoPhương pháp chủ động:Phương pháp thụ động: Nguyên nhân chấn thương sọ não Chấn thương sọ não có thể xảy ra với bất kỳ ai nếu chẳng may bị tai nạn. Nguyên nhân có thể do: Tai nạn giao thông: đây là nguyên nhân hàng đầu gây chết người bởi chấn thương sọ não. Tai nạn lao động: Do sập dàn giáo từ trên cao, ngã do leo cây, nhảy hoặc té lầu. Tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày: thường gặp khi sàn nhà, đường ướt trơn trượt, té ngửa, vấp ngã, đập đầu xuống đất. Hoặc có thể do vật nặng rơi trúng đầu, va chạm vào đầu. Tai nạn vì đánh nhau: Do ẩu đả, đánh bằng hung khí như: búa, gậy gộc, cục đá. Đọc tiếp: Chấn thương sọ não là gì? Phòng chống chấn thương sọ não Phòng tránh chấn thương sọ não có thể thực hiện được qua việc phòng ngừa bằng phương pháp chủ động hoặc thụ động. Trong đó phương pháp chủ động đòi hỏi có sự tham gia và hợp tác của cá nhân cần được bảo vệ và phương pháp thụ động có tác dụng phòng ngừa hay bảo vệ các thiết bị, phương tiện đã được thiết kế để cá nhân tự động được bảo vệ, cũng như sự hỗ trợ, quan tâm của các cơ quan chức năng: Phương pháp chủ động: Để phòng tránh chấn thương sọ não, mọi cá nhân cần: Chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông và thực hiện đúng an toàn lao động, an toàn trong thể thao. Đặc biệt là đội mũ bảo hiểm, mũ bảo hộ, mũ thể thao chuyên nghiệp đúng quy định và đúng chất lượng. Không nên dùng thuốc an thần, gây ngủ khi lái xe. Khi buồn ngủ, mệt mỏi, căng thẳng hay bất ổn tâm lý không nên điều khiển xe cộ. Hạn chế uống rượu bia. Uống rượu bia quá mức có thể làm tăng nguy cơ té ngã ở bất cứ đâu. Uống rượu thường xuyên có thể gây ra bệnh lý thần kinh ngoại vi, gây nên sự mất thăng bằng của cơ thể. Và tuyệt đối không nên dùng rượu bia khi đã, đang và sẽ lưu thông trên đường. Lắp các tay vịn và thanh vịn trong cầu thang, nhà tắm, để đảm bảo rằng cơ thể có điểm tựa mỗi khi trượt chân hoặc mất đà. Bảo đảm đủ ánh sáng trong nhà, các lối đi, lắp bóng đèn sao cho thuận lợi nhất. Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp. Không vứt đồ đạc bừa bãi trên sàn nhà hoặc cầu thang. Hãy tập thể dục hàng ngày để cải thiện sự cân bằng của cơ thể và tinh thần, giúp loại bỏ căng thẳng vì chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động bao gồm đi lại, sinh hoạt làm việc… Phương pháp thụ động: Một số biện pháp phòng chống chấn thương sọ não nên được các cơ quan chức năng triển khai trong phong trào cộng đồng an toàn như: Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cha mẹ và trẻ em về việc tham gia giao thông an toàn và đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, đúng cách khi tham gia giao thông. Tăng cường cưỡng chế thực thi các quy định về an toàn giao thông đặc biệt là quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông Kiểm soát chất lượng mũ bảo hiểm, mũ bảo hộ trên thị trường. Có các nghiên cứu sản xuất mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng với giá thành phù hợp. Yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động đảm bảo an toàn cho người lao động bằng các thiết bị bảo hộ chất lượng. Thay đổi môi trường hay phương tiện của người sử dụng như phân tuyến đường giao thông cho người đi bộ riêng và xe ô tô hoặc xe máy riêng để cho người đi bộ được bảo vệ khỏi bị tai nạn thương tích do xe máy hoặc ô tô. Xây dựng các con đường, khu vui chơi, thể thao an toàn cho người dân Tiếp tục duy trì giám sát tai nạn giao thông tại các bệnh viện nhằm hỗ trợ đánh giá hiệu quả các biện pháp đã triển khai. Nâng cao chất lượng sơ cấp cứu ban đầu tại hiện trường để giảm mức độ nặng của thương tích, góp phần cho việc điều trị chấn thương sọ não và phục hồi sau chấn thương diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn. Hiện nay tình trạng chấn thương sọ não đang ngày càng trở nên báo động và được toàn xã hội quan tâm do mức độ nguy hiểm cũng như tính phổ biến của nó. Vì vậy việc phòng chống chấn thương sọ não cần được chú ý, quan tâm, chia sẻ cũng như thực thi chúng một cách có hiệu quả. Chia sẻ

Loading...