Bệnh tuổi già

Cách phục hồi sau chấn thương sọ não

Phục hồi sau chấn thương sọ não cho bệnh nhân cần một thời gian dài, đồng thời đòi hỏi phải cung cấp cho bệnh nhân những vật chất thiết yếu để có thể phục hồi một cách tối ưu và tích cực nhất. Trong đó chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt cũng như sản phẩm bổ não đóng vai trò quan trọng giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và hòa nhập cộng đồng hơn. Dinh dưỡng phục hồi sau chấn thương Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho nạn nhân ngay sau khi chấn thương cũng như suốt khoảng thời gian còn lại của họ. Tuy nhiên khi chăm sóc bệnh nhân, các loại chất dinh dưỡng, kích cỡ và cách thức chuyển vào cơ thể cần được tham khảo và chỉ định bởi các bac sĩ, chuyên gia y tế. Một số dưỡng chất cần bổ sung trong quá trình điều trị và phục hồi sau chấn thương sọ não là: Omega3: Các axít béo omega-3 vốn rất quan trọng đối với tế bào não và có nhiều trong cá, dầu cá, dầu hạt lanh, tảo, quả óc chó… Việc bổ sung omega-3 sẽ giúp bảo vệ dây thần kinh khỏi bị hư hại và phục hồi nhiều hơn sau chấn thương. Amino acid: Nguyên tắc chung cho chế độ ăn uống của người bị chấn thương sọ não và trong quá trình phục hồi sau chấn thương sọ não là: ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng protein cao. Protein vốn được sử dụng cho sự tăng trưởng, sửa chữa, duy trì chức năng cho hầu như tất cả mô trong cơ thể và được “biên soạn” bởi các amino acid. Các amino acid trong não có liên quan mật thiết trong việc duy trì ở mức bình thường những chất dẫn truyền thần kinh trong não. Nguồn amino acid dồi dào nhờ vào những protein có ở thịt gà nạc, cá, các loại đậu que, đậu đũa, đậu Hà Lan… Có thể chọn các món cháo gạo, đậu phụ, trứng gà, thịt gà, thịt lợn, ruốc thịt, cá, sữa, táo, nước cam quýt, cà chua… cần chế biến thành các món mềm nhỏ dài, dễ nhai nuốt, thanh đạm hợp khẩu vị với người bệnh. Đối với người hôn mê kéo dài, có thể cho ăn bằng ống qua mũi các món sữa bò, đường, nước cháo, sữa đậu nành, nước ép trái cây, nước rau… Những loại thực phẩm khác: bệnh nhân cần ăn những loại thức ăn giàu vitamin và khoáng tố, một vài loại dưỡng chất vô cùng quan trọng cho chức năng của não như choline vốn rất quan trọng cho việc hình thành các chất dẫn truyền thần kinh. Chất dẫn truyền thần kinh là những chất giúp truyền đi tín hiệu ở não. Choline được tìm thấy nhiều ở trứng, đậu phộng… Đồng thời loại bỏ những loại thức ăn có chứa chất béo bão hòa, các chất béo hydrogen hóa, thức ăn có chứa nhiều sodium (natri) vì những loại thực phẩm này càng làm tăng tần suất rủi ro bị đột quỵ. Đọc tiếp: Tìm hiểu chung về chấn thương sọ não Cách sinh hoạt phục hồi sau chấn thương Khi đã bị tổn thương não thì chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Để phục hồi sau chấn thương sọ não, người bệnh và gia đình cần tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ. Đối với những bệnh nhân chấn thương nặng, quá trình hội phục chậm, phải luôn thận trọng để tránh xuất hiện các vấn đề như vận động khớp, loét da, nhiễm trùng và các chức năng sinh lý khác. Khi bệnh nhân đã được điều trị qua khỏi tình trạng cấp tính có thể được hướng dẫn bằng một chương trình phục hồi chức năng qua các giai đoạn. Trong giai đoạn cuối cùng, phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân đạt được mức độ độc lập tối đa khi trở về gia đình, có thể trở lại với công việc cũ hoặc tiếp cận với một nghề mới phù hợp với tình trạng chức năng hiện tại. Tóm lại, với những bệnh nhân chấn thương sọ não, phục hồi sau chấn thương có lẽ là khoảng thời gian giúp họ lấy lại sức khỏe cũng như tinh thần của mình. Vì vậy, nếu việc chăm sóc diễn ra tốt đẹp, bệnh nhân và gia đình tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ thì khả năng bình phục của họ sẽ nhanh hơn, và người bệnh có cơ hội tái nhập cộng đồng cao hơn. Chia sẻ

Tổng quan về chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não là một tai nạn vô cùng nguy hiểm thuộc hàng phổ biến trong sinh hoạt giao thông và lao động hàng ngày hiện nay. Hàng năm trên thế giới có số lượng nạn nhân chấn thương sọ não với tỷ lệ tử vong rất cao, đứng hàng thứ 3 sau tim mạch và ung thư. Vậy chấn thương sọ não là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể về vấn đề này qua bài viết dưới đây: Mục lục1, Chấn thương sọ não là gì?2, Triệu chứng của chấn thương sọ nãoTổn thương nguyên phát:Tổn thương thứ phát:3, Hậu quả để lại của chấn thương sọ não?4, Cách điều trị chấn thương sọ nãoCách xử lý:Cách điều trị:5, Cách phòng tránh chấn thương sọ não 1, Chấn thương sọ não là gì? Chấn thương sọ não được hiểu là một tác động lên đầu hoặc chấn thương xuyên qua sọ khiến chức năng bình thường của não bộ bị ảnh hưởng. Chấn thương sọ não có thể xảy ra khi đầu bị va chạm đột ngột và mạnh vào một vật, hoặc khi một vật đâm xuyên qua hộp sọ và đi vào mô não. Những chấn thương này được phân loại theo mức độ nghiêm trọng hoặc loại chấn thương (ví dụ như chấn thương đóng hay mở). Ngoài ra, chấn thương cũng được phân loại theo mức độ gây nứt xương sọ, tổn thương bên trong não hoặc vị trí gây chảy máu. Chấn thương sọ não do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt và tai nạn lao động. Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay thì chấn thương sọ não chủ yếu do tai nạn giao thông đường bộ chiếm khoảng 70-80% tổng số ca. 2, Triệu chứng của chấn thương sọ não Triệu chứng của chấn thương sọ não thường biểu hiện qua hai thể là các tổn thương nguyên phát và tổn thương thứ phát. Trong đó: Tổn thương nguyên phát: Tổn thương nguyên phát là tổn thương có ngay sau tai nạn với các biểu hiện: Da đầu bị rách gây mất máu nhiều, có thể gây tụt huyết áp hoặc thậm chí tử vong Hộp sọ có thể bị vỡ, rạn nứt Tổn thương gây máu tụ ngoài màng cứng, dưới màng cứng. Tổ chức não bị dập và chảy máu trong não. Chấn thương sọ não có thể làm tổn thương, thoát dịch não tuỷ ra ngoài (đây là một chất dịch giúp bảo vệ và nuôi dưỡng mô não). Nạn nhân bị mất ý thức thoáng qua, quên sự việc vừa xảy ra (gọi là chấn động não) hoặc là hôn mê kéo dài. Tổn thương thứ phát: Tổn thương thứ phát là thương tổn não xảy ra ở bất cứ thời điểm nào từ sau chấn thương với các dấu hiệu như: Máu tụ trong sọ: Máu chảy ra bị tích tụ lại, gây ra một khối choán chỗ trong sọ, làm tăng áp lực nội sọ, gây tổn thương tế bào não. Phù não: Tổn thương hàng rào máu não và tổn thương màng tế bào gây ra sự tích tụ nước bất thường ở tổ chức kẽ và trong tế bào. Dãn não thất là hiện tượng do chảy máu làm tắc đường lưu thông của nước não tủy gây ra. Các tổn thương thiếu máu não, tắc mạch, nhiễm trùng, viêm màng não, áp xe đặc biệt là những bệnh nhân có vỡ nền sọ là những tổn thương thứ phát thường gặp, những tổn thương này làm tình trạng lâm sàng chung của bệnh nhân nặng lên thậm trí có thể dẫn tơí tử vong. 3, Hậu quả để lại của chấn thương sọ não? Chấn thương sọ não là loại chấn thương tác động mạnh mẽ quá mức bù chỉnh của não, gây rối loạn hàng loạt chức năng hoặc tổn thương thực thể ở não. Những tổn thương sau khi bị chấn thương sọ não không chỉ là máu tụ nội sọ, phù não, thoát vị não, hội chứng tăng áp lực nội sọ, thiếu máu não, chảy máu não… mà tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chấn thương sọ não, di chứng có thể xuất hiện sau một thời gian tạm ổn định. Trong đó: Hội chứng đau đầu sau chấn thương sọ não, động kinh, bệnh lý cột sống cổ, suy giảm hoặc mất trí nhớ, tàn phế, nguy cơ teo não, sa sút trí tuệ cao… là những ảnh hưởng của di chứng để lại, khi đó bệnh nhân phải trải qua thêm một quá trình điều trị phục hồi chức năng lâu dài nữa. Trong thời gian nằm viện, nạn nhân phải chịu đựng đau đớn tới mức thảm hại và phải chịu chi phí rất tốn kém. Là nỗi đau của gia đình cũng như gánh nặng của toàn xã hội hiện nay. 4, Cách điều trị chấn thương sọ não Cách xử lý: Ngay sau khi bị chấn thương người bị chấn thương sọ não phải được cấp cứu kịp thời, nhanh chóng chuyển nạn nhân về cơ sở y tế gần nhất để xử trí ban đầu, sau đó sẽ đưa đến chuyên khoa phẫu thuật thần kinh để điều trị. Cũng lưu ý khi vận chuyển nạn nhân, cần cho nạn nhân nằm ngửa, đầu nghiêng về một bên và không gối cao. Phải kiểm soát được đường hô hấp và tuần hoàn của bệnh nhân. Nhớ nằm trên ván cứng để tránh các trường hợp tổn thương cột sống kèm theo thì sẽ không bị biến chứng sang tủy sống hoặc các trường hợp khác nặng thêm. Tất cả mọi vết thương chảy máu ngoài da cần phải được băng bó, cầm máu cẩn thận tránh gây ra mất máu và nhiễm khuẩn. Cách điều trị: Điều trị chấn thương sọ não bằng cách áp dụng điều trị nội khoa và ngoại khoa nhằm đạt tới hai mục tiêu quan trọng là: Điều chỉnh áp lực trong sọ và điều chỉnh áp lực tưới máu não. Trong đó: Điều trị nội khoa: Giảm áp lực trong sọ Giữ thông số tưới máu não luôn bình thường ( > 70 mmHg ) Gây ngủ bằng Barbiturate hoặc Propofol Dung dịch ưu trương: Mannitol 20% Liệu pháp hạ thân nhiệt Tăng thông khí Giữ ổn định huyết áp Điều trị ngoại khoa: Mở rộng sọ giải p Loại bỏ máu tụ trong sọ nếu có chỉ định Dẫn lưu dịch não tủy ra ngoài Làm sạch vết thương sọ não Phẫu thuật lún sọ hở hoặc kín 5, Cách phòng tránh chấn thương sọ não Để phục hồi sau chấn thương sọ não và giảm nguy cơ mắc phải tình trạng chấn thương này, chúng ta nên thực hiện những thói quen sinh hoạt sau đây: Luôn dùng mũ bảo hiểm khi đi lại hoặc dụng cụ bảo vệ đầu cho các môn thể thao chuyên biệt Thắt dây an toàn mỗi khi lái xe hơi Không bao giờ uống rượu khi lái xe hoặc ngồi trên xe của người say rượu Tuân thủ luật lệ giao thông Không nên đi tông trên sàn nhà hoặc đường trơn trượt Không vứt đồ bừa bãi trên sàn nhà, cầu thang Đi lại, làm việc, sinh hoạt nên cần thận, chắc chắn. Tăng cường tuyên truyền giáo dục toàn dân về luật lệ an toàn giao thông để mọi người ý thức được chấn thương sọ não sẽ nguy hiểm đến tính mạng con người, là nỗi đau của gia đình và gánh nặng của toàn xã hội. Trên đây là những thông tin chung về chấn thương sọ não. Có thể nói, chấn thương sọ não là tai nạn có thể để lại những di chứng và hậu quả nặng nề cho bản thân và gia đình người bệnh. Do đó, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy nhắc nhở bản thân nên  chú ý phòng tránh cũng như tăng cường hiểu biết về vấn đề chấn thương sọ não để tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt cho chính mình. Chia sẻ

Tổng quan: Bệnh mất trí nhớ ở người trẻ

Nhiều bạn trẻ đang xem chuyện hay quên, đãng trí là điều bình thường, trong khi đây chính là dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ đang rình rập đầy nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hậu quả của căn bệnh mất trí nhớ ở người trẻ sẽ khiến nguy cơ tư vong sớm ở mức rất cao. Hình ảnh minh họa: Bệnh mất trí nhớ ở người trẻ 1, Hiện trạng chung về bệnh mất trí nhớ ở người trẻ Trước đây bệnh mất trí nhớ được xem là bệnh ở người già, phổ biến trong độ tuổi trên 65. Tuy nhiên ngày nay độ tuổi thoái hóa thần kinh đang dần trẻ hóa. Những người trẻ dưới 30 tuổi có các biểu hiện mất trí nhớ ngày càng nhiều. Mất trí nhớ ở người trẻ thường bắt đầu từ việc suy giảm trí nhớ liên quan nhiều đến quá trình ghi nhận. Họ có hàng ngàn việc để nhớ, kèm theo áp lực học tập gây ra nhức đầu, đau vai cổ, mất ngủ, stress… Hậu quả của một hoặc tất cả nguyên nhân trên làm cho độ tập trung kém đi và bệnh nhân mất dần khả năng ghi nhớ đầy đủ những sự kiện xảy ra xung quanh. Các chuyên gia cảnh báo, ngoài tác động xấu tới sức khỏe, công việc và cuộc sống, mất trí nhớ còn khiến người trẻ dần mất khả năng chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong sớm rất cao. Do vậy, cần theo dõi các biểu hiện ban đầu của bệnh mất trí nhớ ở người trẻ để có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời. Xem thêm: Bệnh mất trí nhớ ở người già 2, Triệu chứng của bệnh mất trí nhớ ở người trẻ Hầu hết bệnh mất trí nhớ ở người trẻ thường có các dấu hiệu sau: Gặp khó khăn về ngôn ngữ: Khó tìm ra từ ngữ thích hợp khi nói chuyện, hay quên những từ đơn giản khiến lời nói hoặc câu viết của họ trở nên khó hiểu. Mất phương hướng thời gian và địa điểm: Những người bị mất trí nhớ có thể quên luôn những nơi quen thuộc như con đường nhà mình, nơi họ đi đến hoặc đã đến đó bằng cách nào. Ngoài ra, họ cũng có thể nhầm lẫn giữa ngày và đêm. Tư duy kém: Đầu óc thiếu nhanh nhạy, tư duy trở nên mòn rỗng. Không thể tập trung: Không thể tập trung hoàn toàn vào việc mình đang làm hay cuộc nói chuyện mà mình đang thảo luận. Thay đổi tính cách: Người bị chứng mất trí nhớ có vẻ khác thường trong cách cư xử so với chính mình như mọi khi. Họ trở nên hay nghi ngờ, khó chịu, chán nản, thờ ơ, lo lắng hoặc kích động đặc biệt trong các tình huống mà các vấn đề về bộ nhớ gặp trở ngại. Ngoài ra, tâm trạng cũng trở lên thất thường, buồn bã và trầm cảm. Thụ động: Bệnh nhân mắc bệnh mất trí nhớ ở người trẻ sẽ trở lên thụ động, thờ ơ với môi trường xung quanh, ít tham gia các hoạt động xã hội, khép kín và thiếu quan tâm tới mọi người. 3, Nguyên nhân dẫn đến bệnh mất trí nhớ ở người trẻ Giới trẻ trong thời hiện đại ngày nay với cường độ làm việc liên tục và đối mặt với áp lực cao độ, gây ra stress, mất ngủ, không có thời gian chăm sóc cho bản thân, thư giãn, tận hưởng cuộc sống khiến hiệu năng làm việc của bộ não ngày càng kém đi. Thói quen làm nhiều việc cùng một lúc cũng rất có hại cho sự tập trung. Lâu dần sẽ dẫn đến rối loạn tâm thần làm mất dần khả năng ghi nhớ đầy đủ sự kiện trong cuộc sống thường ngày. Từ những cái vòng lẩn quẩn của các thói quen và áp lực công việc, trí nhớ trở nên ngày càng tệ mà không có hứa hẹn khởi sắc. Ngoài ra sự phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ hiện đại cũng khiến những người trẻ lười giao tiếp, lười ghi nhớ khiến não bộ ngày càng trì trệ, lão hóa nhanh. Cùng với đó là ảnh hưởng của các bệnh lý tâm thần như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, di chứng sau chấn thương sọ não, mắc các bệnh viêm não, màng não do vi khuẩn, virut, viêm màng não lao, sốt rét ác tính thể não, giang mai não, HIV/AISD… do nhiễm độc, nghiện rượu, thuốc phiện, lạm dụng thuốc và lối sống không lành mạnh đã khiến cho tình trạng mất trí nhớ ở người trẻ diễn ra một cách nhanh chóng, trở thành một căn bệnh nguy hiểm, hủy hoại công việc và cuộc sống của mọi người. 4, Cách cải thiện bệnh mất trí nhớ ở người trẻ Từ 25 tuổi trở đi, bộ não con người mỗi ngày có tới 3.000 tế bào chết đi mà không sản sinh thêm. Trong khi đó, mỗi tế bào ở lại phải hứng chịu sự tấn công của 10.000 gốc tự do sinh ra từ quá trình chuyển hóa của cơ thể và các tác động bên ngoài như căng thẳng tâm lý, thức ăn nhanh, rượu bia và chất kích thích, béo phì, ô nhiễm môi trường. Chúng gây chết tế bào, khiến chức năng não dần rối loạn, mất trí nhớ. Do đó, để cải thiện và điều trị bệnh mất trí nhớ ở người trẻ, chúng ta hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau: Rèn luyện trí óc: Cách rèn luyện trí óc là luôn học tập những kỹ năng mới, như chơi nhạc cụ, chơi cờ tướng, sudoku, ô chữ, học ngoại ngữ hoặc các môn học yêu thích. Tập thể dục: Tập thể dục đều đặn từ 30 phút mỗi ngày sẽ giúp máu lưu thông lên não tốt hơn, cơ thể và các giác quan trở nên nhanh nhạy hơn, tinh thần sảng khoái hơn. Đồng thời giúp chống lại stress và các triệu chứng giảm sút trí nhớ. Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: Ăn những chất tốt cho bộ não như: cá, trái cây, rau xanh, những thức ăn có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Hạn chế chất béo, thực phẩm ăn liền và tránh ăn khuya. Không dùng các chất kích thích: như rượu bia, thuốc lá… Người nghiện rượu lâu năm sẽ bị tổn thương não do thiếu dinh dưỡng, có nguy cơ cao bị mắc bệnh teo tiểu não và sa sút trí tuệ Tham gia các hoạt động xã hội: Tích cực tham gia các hoạt động xã hội như đoàn thể, thiện nguyện … sẽ khiến đầu óc trở lên năng động, thông suốt và thoải mái hơn. Ngủ đúng giờ, đủ giấc: Giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể và trí óc được phục hồi lại, các sóng não tạo ra khi ngủ giúp đưa những kí ức và sự kiện đến lưu trữ lại ở vỏ não trước trán, từ đó sự kiện được lưu lại thời gian dài và trí nhớ sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Trên đây là tổng quan về bệnh mất trí nhớ ở người trẻ. Khi bắt đầu có những rối loạn về trí nhớ, người trẻ chớ nên chủ quan, cần phải xác định được đó là biểu hiện bình thường hay bệnh lý, bằng cách đến cơ sở y tế thăm khám để xác định xem tình trạng mất trí nhớ mà mình đang mắc phải. Việc nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng của căn bệnh sẽ giúp chúng ta có những phương pháp điều trị chính xác và biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp, kịp thời và hiệu quả. Chia sẻ

Bệnh mất trí nhớ ở người già

Mất trí nhớ ở người già là một căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong ở người cao tuổi đứng hàng thứ 4 hiện nay, có khoảng 4 – 5 triệu người Mỹ và hơn 8 triệu người trên thế giới mắc phải căn bệnh này. Vậy bệnh mất trí nhớ ở người già là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây: 1, Bệnh mất trí ở người già là gì? Mất trí nhớ là một thuật ngữ được sử dụng chung cho tất cả các điều kiện ảnh hưởng đến khả năng bộ não hoạt động bình thường. Bệnh mất trí nhớ thường phổ biến nhất ở người già, những người có độ tuổi trên 65 tuổi trở lên. Mất trí nhớ ở người già có thể gây nhầm lẫn, làm giảm khả năng ghi nhớ, làm mất khả năng chăm sóc bản thân và không có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình. Xem thêm: Bệnh mất trí nhớ ở người trẻ tuổi 2, Nguyên nhân gây ra bệnh mất trí nhớ ở người già Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mất trí nhớ ở người già, có thể là do sự lão hóa nhanh của các tế bào thần kinh, do môi trường sống, căng thẳng, stress, mất ngủ hoặc chế độ dinh dưỡng… Nhưng mất trí nhớ do tuổi và bệnh tật chính là 2 nguyên nhân cốt yếu dẫn đến tình trạng mất trí nhớ ở người già: Mất trí nhớ do tuổi: Quá trình phát triển của hệ thần kinh bắt đầu từ trong phôi thai và đến năm 25 tuổi thì hoàn chỉnh. Trong quá trình phát triển cho đến cuối đời, hàng ngày cơ thể có trung bình khoảng 3,000 tế bào thần kinh bị hủy đi, trong khi có rất ít các tế bào mới được sinh ra do tác động của tiến trình lão hóa. Với tuổi đời chồng chất và sự suy giảm của các cơ quan chức năng sẽ thúc đẩy việc lão hóa của các tế bào thần kinh diễn ra nhanh hơn dẫn tới rối loạn các phản xạ, nhất là các phản xạ có điều kiện qua các hoạt động tâm lý như trí nhớ suy giảm, giảm khả năng tập trung, tư duy, chậm chạp, hay quên,… Do đó, bệnh mất trí nhớ ở người già một phần là do quá trình lão hóa các nơron thần kinh. Nếu như không được giám sát, khơi gợi thì mọi thứ rất dễ bị rơi vào sự lãng quên hoàn toàn. Mất trí nhớ do bệnh tật gây nên: Các bệnh như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, viêm não, bệnh Alzheimer, rối loạn tuần hoàn não, stress, nghiện rượu hay lạm dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ,… đều có thể gây nên chứng mất trí nhớ, đặc biệt sẽ nghiêm trọng hơn ở người già. Hậu quả khôn lường của hiện tượng trên là mất trí nhớ tạm thời, quên nhanh những thứ vừa diễn ra ngay trước đó và không thể nào nhớ lại được, tuy nhiên những thứ đã diễn ra trong quá khứ thì vẫn có thể nhớ được, không bị mất hoàn toàn. 3, Dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ ở người già Những dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ ở người già phổ biến là: Bệnh nhân mắc bệnh mất trí nhớ ở người già thường khó hoàn thành các công việc hằng ngày, chẳng hạn như họ có thể lúng túng khi mặc quần áo, nấu ăn hay thực hiện một cuộc gọi điện thoại. Thường quên những từ đơn giản, giao tiếp trở lên khó khăn, nhàm chán Có thể quên luôn những nơi quen thuộc như con đường nhà mình, nơi họ đi đến và không biết về nhà bằng cách nào. Ngoài ra, họ cũng có thể nhầm lẫn giữa ngày và đêm. Tâm trạng thay đổi thất thường mà không có lý do rõ ràng. Ngoài ra, họ cũng ít biểu lộ cảm xúc hơn trước. Người bị chứng mất trí nhớ thường hay nghi ngờ, khó chịu, chán nản, thờ ơ, lo lắng hoặc kích động đặc biệt trong các tình huống mà các vấn đề về bộ nhớ gặp trở ngại. 4, Cách điều trị bệnh mất trí ở người già Bước đầu tiên trong việc điều trị bệnh mất trí nhớ ở người già là chẩn đoán đúng nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh. Mặc dù, hiện nay chưa có cách chữa bệnh mất trí nhớ, và những thiệt hại của tình trạng là không thể phục hồi. Tuy nhiên, có những loại thuốc có thể giúp ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của chứng mất trí nhớ. Thuốc có thể được sử dụng để làm thay đổi hóa chất trong não hỗ trợ trí nhớ và tư duy nhận thức. Những thuốc này có thể được kết hợp với các loại thuốc để ổn định tâm trạng và cảm xúc. Tuy nhiên cần phải thử nghiệm để xác định liều lượng và nên kết hợp loại thuốc nào với nhau, vì mỗi trường hợp là khác nhau. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm là khi phát hiện người thân có các biểu hiện trí nhớ bất thường, phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa để được khám xét toàn diện. Yếu tố này sẽ góp phần đánh giá được mức độ mất trí, nhất là khả năng sống độc lập của bệnh nhân; từ đó đưa ra kế hoạch điều trị, chăm sóc hợp lý về cả cơ thể lẫn tinh thần cho người bệnh. Chính vì bệnh mất trí nhớ ở người già là căn bệnh không thể chữa khỏi nên việc giúp đỡ phòng tránh bệnh mất trí nhớ ở người già là điều rất cần thiết để làm. Các chuyên gia người Nhật đã khẳng định rằng cách hiệu quả nhất để phòng chống bệnh mất trí nhớ ở người già là luyện tập trí não. Việc này không quá phức tạp, chỉ cần các hoạt động đơn giản như chải tóc mới vào buổi sáng, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa…, cùng với đó là lối sống lành mạnh, giữ tinh thần thoải mái, thanh thản trong tâm hồn là những cách tốt nhất để làm giảm bệnh mất trí nhớ ở người già hiện nay. Chia sẻ

Dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ tạm thời

Ngày nay chứng bệnh mất trí nhớ tạm thời ngày càng có xu hướng gia tăng. Với dấu hiệu mất trí nhớ đột ngột, hoàn toàn thoáng qua sau đó bộ nhớ sẽ dần dần ổn định trở lại là một trong những biểu hiện khác biệt của bệnh mất trí nhớ tạm thời so với những căn bệnh khác. Dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ tạm thời Mất trí nhớ tạm thời là sự tổn thương của não bộ, khiến cho não bộ mất đi một khoảng kí ức trong thời gian gần đây, nhưng phần kí ức của những năm trước vẫn còn. Các triệu chứng của mất trí nhớ tạm thời phổ biến là: Xảy ra bột phát Không bị thay đổi nhiều về tính cách Vẫn có thể nhận thức được bình thường Không xuất hiện các triệu chứng như tê liệt tay chân, co giật hoặc không bị động kinh, chấn thương đầu thời gian gần đây. Thời gian phát bệnh trong vòng 24h Bộ nhớ sẽ dần dần trở lại Hỏi lặp đi lặp lại những câu hỏi khi đang nói chuyện và không biết mình đang ở đâu, vị trí, thời gian nào. Đọc tiếp: Tổng quan về bệnh mất trí nhớ tạm thời Chớ coi thường bệnh mất trí nhớ tạm thời! Mất trí nhớ tạm thời có thể khiến tâm trạng trở lên lo lắng, buồn bã, gây ra sự bất ổn về tâm lý. Ngoài ra đây có thể là dấu hiệu sớm cảnh báo cho bệnh mất trí nhớ. Vì trí nhớ có thể phục hồi khoảng thời gian ngắn sau đó, người bệnh lại không hiểu biết về căn bệnh này và thường không để ý đến do hoạt động xã hội chưa bị ảnh hưởng nhiều. Chỉ một số ít khi thấy các triệu chứng khác xuất hiện như lo lắng, mất ngủ mới đi khám và biết mình bị bệnh mất trí nhớ tạm thời. Tuy nhiên, nếu không được khám và điều trị đúng hướng, lâu ngày bệnh mất trí tạm thời sẽ biến chứng thành các căn bệnh khác như bệnh lý thần kinh, trầm cảm, và nguy hiểm hơn người bệnh có thể dễ dàng bị tử vong. Vì vậy khi bắt đầu thấy có những dấu hiệu về mất trí nhớ tạm thời thì chúng ta cần đi khám để xác định xem nguyên nhân cũng như mức độ nguy hiểm của căn bệnh. Ai cũng sẽ có lúc xuất hiện tình trạng quên thoáng qua. Tuy nhiên sẽ là nguy hiểm nếu bị mất ký ức hoàn toàn, không thể nhớ lại được những thông tin dù đã được gợi nhớ. Tình trạng này sẽ không dừng lại mà ngày càng tăng lên, làm suy giảm chất lượng cuộc sống và chất lượng công việc. Đừng để khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng rồi mới hành động bởi vì bệnh mất trí nhớ chỉ có thể được điều trị tốt nhất khi còn ở giai đoạn nhẹ, khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn việc điều trị sẽ cực kỳ khó khăn, tốn kém nhưng hiệu quả lại không có kết quả như mong đợi. Bệnh mất trí nhớ tạm thời có chữa được không? Chứng mất trí nhớ tạm thời xảy ra khi chúng ta bỗng nhiên quên bẵng những sự kiện mới xảy ra ngày hôm qua hoặc thậm chí vài ngày trước, không thể nhớ nổi những công việc quan trọng đang làm. Hiện tượng này có thể chỉ xảy ra trong vài ngày cũng có thể kéo dài đến vài tháng, do quá trình lão hóa tự nhiên hoặc do ảnh hưởng của bệnh tật, chấn thương, stress hay tác dụng phụ của thuốc. Tình trạng mất trí nhớ tạm thời sẽ phục hồi theo thời gian và sẽ phục hồi nhanh hơn nếu chúng ta áp dụng các phương pháp tốt cho bộ não. Tuy nhiên, nếu không chữa trị và ngăn chặn kịp thời, bệnh sẽ tiến triển thành mất trí nhớ, đến lúc đó chúng ta sẽ không có cơ hội chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Một số phương pháp có thể áp dụng để phòng tránh và điều trị bệnh mất trí nhớ tạm thời như sau: Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao Luyện tập trí não thường xuyên Tích cực học hỏi những cái mới và luyện khả năng ghi nhớ Có chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung những chất giàu omge-3, omega-6, DHA, sắt… để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể và não phát triển. Một số loại thực phẩm rất tốt cho não là: cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi, trứng, sữa đậu nành, bí đỏ, đậu phộng, hạt hướng dương… Ngủ đúng giờ và đầy đủ giấc Giữ tinh thần sảng khoái, thoải mái và vui vẻ trong tâm hồn. Tóm lại, những thói quen không khoa học trong cuộc sống như ăn uống ngủ nghỉ sẽ là mối đe dọa tiềm ẩn làm suy giảm trí nhớ và gây nên bệnh mất trí nhớ tạm thời. Vì vậy, ngay từ bây giờ chúng ta hãy chú ý tới sức khỏe, sống thật lành mạnh để phòng tránh các căn bệnh về não đang rình rập nguy hiểm nhé. Chia sẻ

Điều trị bệnh mất trí nhớ hiệu quả

Điều trị bệnh mất trí nhớ cần phải kiên trì, và đặc biệt là cần được phát hiện sớm để có thể có những biện pháp chữa bệnh mất trí nhớ hiệu quả. Nếu không bệnh sẽ tiến triển và để lại những hậu quả khôn lường cho người bệnh. Phương pháp điều trị bệnh mất trí nhớ Phương pháp điều trị cụ thể đối với bệnh mất trí nhớ sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh mất trí nhớ. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm là khi phát hiện người thân có các biểu hiện trí nhớ bất thường, phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa để được khám xét toàn diện. Yếu tố này sẽ góp phần đánh giá được mức độ mất trí, nhất là khả năng sống độc lập của bệnh nhân; từ đó đưa ra kế hoạch điều trị, chăm sóc hợp lý về cả cơ thể lẫn tinh thần cho người bệnh. Đối với những bệnh nhân rối loạn tâm thần như hoang tưởng, ảo giác, trầm cảm, kích động… có thể được bác sĩ cho sử dụng các loại thuốc như thuốc an thần kinh, chống trầm cảm, giải lo âu… nhưng phải lưu ý khả năng dung nạp thuốc của người bệnh và những tác dụng phụ của thuốc. Đa số các phản ứng phụ này đều là tạm thời và có thể chữa được qua sự giúp đỡ của một bác sĩ tâm thần. Đối với những bệnh nhân bệnh cơ thể Lewy, ví dụ, có các loại thuốc để làm chậm tốc độ suy giảm và cải thiện chức năng bộ nhớ. Các loại thuốc này được gọi là chất ức chế cholinesterase và dường như có hiệu quả đối với một số bệnh nhân. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer, sự suy giảm lượng acetylcholintrong não được xem là một cơ chế chủ yếu của bệnh. Các thuốc tác động theo cơ chế này, đã được sử dụng phổ biến hiện nay là Tacrine (tetrahydroaminoacridine); Donepezil và Rivatigmin (Exlon). Ngoài ra có một số loại thuốc đã được nghiên cứu, thử nghiệm điều trị suy giảm nhận thức và duy trì trí nhớ ở các bệnh nhân mất trí là: các thuốc dinh dưỡng thần kinh cùng các thuốc tăng cường chuyển hóa, tuần hoàn não… Bên cạnh đó, việc giải quyết các vấn đề về dinh dưỡng, hỗ trợ các hoạt động hàng ngày kể cả tắm rửa, vệ sinh cá nhân đối với bệnh nhân nặng… cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp phòng tránh các biến chứng, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh tốt hơn. Xem thêm: Bệnh mất trí nhớ là gì? Cách chăm sóc người mắc bệnh mất trí nhớ Diễn biến của bệnh mất trí nhớ rất phức tạp và nhiều nguy hiểm. Những người bị mất trí nhớ cũng sẽ có những hành vi bất thường và sự thay đổi trong tính cách. Vì vậy vai trò của người chăm sóc bệnh nhân bị mất trí nhớ là vô cùng quan trọng và cần phải lưu ý những điều sau: Hiểu biết về bệnh và giai đoạn tiến triển của bệnh Bệnh mất trí nhớ thường có nhiều giai đoạn. Có nhiều bệnh nhân không được chẩn đoán kịp thời nên thường đến giai đoạn muộn mới phát hiện ra những dấu hiệu của bệnh. Việc xác định sớm giai đoạn của bệnh sẽ có tác dụng tốt hơn trong việc điều trị bệnh mất trí nhớ. Tạo một môi trường an toàn Thay đổi môi trường trong nhà sẽ giúp bảo vệ bệnh nhân tránh khỏi nguy hiểm. Tránh để người bệnh tiếp xúc với những khu vực nguy hiểm như cầu thang, tủ thuốc, bếp ăn… Đặc biệt, không được để người bị mất trí nhớ lang thang rời khỏi nhà một mình, vì như vậy sẽ rất nguy hiểm, họ dễ bị lạc đường, té ngã và tai nạn. Chia sẻ và chăm sóc tốt cho người bệnh Khi được chẩn đoán mắc bệnh mất trí nhớ, người bệnh ban đầu sẽ rơi vào tâm trạng hoang mang và hoảng sợ. Người nhà bệnh nhân cần phải thực sự bình tĩnh và chuẩn bị một kế hoạch sẵn sàng để người bệnh thích nghi với sự thay đổi. Hãy tiếp xúc và trao lòng tin, cũng như bao dung với họ. Vệ sinh chăm sóc cho người già, người bệnh bình thường đã khó, vệ sinh một người đang bị mất trí nhớ càng khó khăn hơn. Những thao tác chăm sóc người bệnh thuần thục, dứt khoát cùng với tình thương yêu người bệnh giúp họ trở nên gần gủi và giảm bớt căn bệnh này dễ dàng hơn. Phòng tránh bệnh mất trí nhớ như thế nào? Cách điều trị bệnh mất trí nhớ hiệu quả hiện nay có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị mất trí nhớ, được làm từ thảo dược thiên nhiên rất an toàn mà lại có lợi cho việc điều trị và tăng cường trí nhớ, phục hồi tế bào bị tổn thương. Một trong những sản phẩm được các chuyên gia y tế khuyên dùng là Lohha Trí Não. Đây sản phẩm có tác dụng chống ôxy hóa giúp bảo vệ tế bào, đặc biệt giúp các tế bào não tránh khỏi tác hại của quá trình thoái hóa não. Bên cạnh đó, Lohha Trí Não còn có khả năng cải thiện tuần hoàn não nên cũng được dùng để điều trị chứng hay quên và mất trí nhớ. Sản phẩm đã và được đông đảo người sử dụng hiện nay tin dùng. Ngoài ra, việc xây dựng và sắp xếp lại một cuộc sống với những thói quen sống lành mạnh như ăn uống giàu vitamin, cân bằng hàm lượng các chất đủ, cân đối, thường xuyên tập thể dục thể thao, đi bộ, chạy bộ, ngủ đủ giấc, không thức khuya, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn,…sẽ giúp việc điều trị mất trí nhớ nhanh chóng và hiệu quả cao hơn. Tóm lại, một trí nhớ sáng suốt luôn sẽ giúp chúng ta có cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy hãy chăm sóc và bảo vệ não bộ để ngăn chặn tình trạng mất trí nhớ ngay hôm nay bằng việc xây dựng lại cho mình một lối sống khoa học và những thói quen lành mạnh nhé! Chia sẻ

Loading...