Bệnh tuổi già

Chấn thương sọ não: Hậu quả khôn lường!

Chấn thương sọ não thuộc hàng phổ biến trong sinh hoạt giao thông và lao động hàng ngày ở mọi quốc gia. Nó đã và đang để lại những hậu quả khôn lường tác động xấu lên đời sống xã hội. Không chỉ nỗi đau mất mát về con người, chấn thương sọ não còn đem đến gánh nặng kinh tế và nỗi đau tinh thần dai dẳng cho các gia đình hiện nay. Mục lụcChấn thương sọ não để lại những di chứng gì?Hậu quả của chấn thương sọ não để lại?Ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần người bệnh:Tốn rất nhiều chi phí chữa bệnh:Là gánh nặng của toàn xã hội: Chấn thương sọ não để lại những di chứng gì? Tùy theo mức độ tổn thương ở não mà chấn thương sọ não có thể để lại di chứng khác nhau. Trường hợp nhẹ chấn thương não sẽ ổn định trong vòng 2-3 tuần, sau khi khỏi không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, với các trường hợp chấn thương sọ não nặng, khi ổn định sẽ để lại một số di chứng lâu dài như: Đau đầu kéo dài Suy giảm trí nhớ hoặc mất trí nhớ Yếu hoặc liệt vận động, thậm chí tàn phế Động kinh, hoặc có kèm rối loạn tâm thần phải điều trị kéo dài rất phức tập Rối loạn giấc ngủ Rối loạn ngôn ngữ, nguy cơ mắc bệnh teo não và sa sút trí tuệ rất cao Vấn đề này cần phải có thời gian theo dõi lâu dài. Điều cần làm là tích cực điều trị để bệnh ổn định, sau đó cần điều trị thêm một đợt phục hồi chức năng cùng với các biện pháp chăm sóc để khắc phục những di chứng có thể xuất hiện và gây ra những hậu quả khôn lường cho người bệnh. Xem thêm: Tìm hiểu chung về chấn thương sọ não Hậu quả của chấn thương sọ não để lại? Hậu quả của chấn thương sọ não là vô cùng nguy hiểm. Bởi chúng có thể tác động rất lớn đến sức khỏe, tinh thần của bản thân và gia đình người bệnh: Ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần người bệnh: Những tổn thương sau khi bị chấn thương sọ não không chỉ là phù não, thoát vị não, hội chứng tăng áp lực nội sọ, thiếu máu não, chảy máu não, máu tụ… mà tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân, di chứng có thể xuất hiện sau một thời gian tạm ổn định. Khi đó bệnh nhân phải trải qua thêm một quá trình phục hồi sau chấn thương lâu dài nữa. Trong thời gian nằm viện, bệnh nhân phải chịu đựng đau đớn tới mức thảm hại nếu không tính mạng sẽ ngàn cân treo sợi tóc. Tốn rất nhiều chi phí chữa bệnh: Sự sống của những nạn nhân này không chỉ phụ thuộc vào năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ mà còn phụ thuộc vào kinh tế của các gia đình và cả ở sự may mắn nữa. Đa số nạn nhân bị chấn thương sọ não đều ở độ tuổi thanh niên, độ tuổi lao động, vì vậy hình ảnh người cha, người mẹ, mái đầu đã bạc, bàn tay gầy gộc vất vả chăm sóc cho con tại các khoa điều trị khiến ai nhìn thấy cũng phải xót xa. Tiền viện phí cho những lần chụp CT, thuốc thang, phẫu thuật chấn thương sọ não là rất đắt đỏ. Theo bác sĩ Tôn Thất Quỳnh Ái, trưởng khoa cấp cứu -BV Chợ Rẫy cho biết đặc thù của các ca chấn thương sọ não cần phải nằm viện để có thời gian theo dõi diễn biến của bệnh, vừa điều trị bằng thuốc, dịch truyền đắt tiền vừa kết hợp thực hiện các xét nghiệm kỹ thuật phức tạp khác nên người bệnh thông thường phải trả khoản phí cao gấp nhiều lần so với một số loại bệnh thông thường khác mà không thể tính được… Một trường hợp ghi nhận từ bà Vũ Thị Toanh (60 tuổi, quê Thanh Hóa), sau 02 tháng vất vả chăm sóc cho đứa con trai út đang điều trị chấn thương sọ não do tai nạn giao thông tại bệnh viện Bà Rịa trông đã già hơn tuổi rất nhiều. Nhà nghèo nên bữa cơm hàng ngày của 2 mẹ con bà phụ thuộc vào lòng thương của những người xung quanh. Dù con trai có thẻ BHYT nhưng gia đình bà vẫn phải bán tất cả những gì có thể và vay mượn thêm để lo cho con, cho dù bà biết rằng cuộc sống của con mình là vô cùng khó. Có thể nói rằng chấn thương sọ não đang gây ra biết bao mất mát và sự âu lo của rất nhiều gia đình trong xã hội hiện nay. Là gánh nặng của toàn xã hội: Với dịch vụ y tế nước nhà còn hạn chế, thì áp lực đè nên những người làm y tế là vô cùng lớn. Nạn nhân bị chấn thương sọ não gây ra nếu may mắn qua được nguy kịch cũng để lại những di chứng nặng nề, bởi hầu hết họ có thể bị mất khả năng lao động, và rất khó hòa nhập với cộng đồng, vì thế sẽ mất đi một lực lượng lao động không nhỏ cần cho sự phát triển kinh tế xã hội. Nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông, tai nạn lao động đã được phân tích, trong đó ý thức của con người vẫn được coi là trở ngại chính. Vì thế, việc tăng cường kiến thức phòng chống chấn thương sọ não, chữa trị tức thời, ý thức tham gia giao thông tốt, thực hiện nghiêm túc an toàn lao động… chắc chắn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn, làm giảm rủi ro bệnh tật, phòng tránh được tử vong. Tóm lại, chấn thương sọ não gây ra những hậu quả nặng nề cho bệnh nhân, gia đình và xã hội. Do vậy, để phòng tránh chấn thương sọ não không còn cách nào khác là xây dựng ý thức trong mỗi người: từ việc chấp hành tốt luật lệ giao thông, an toàn lao động đến áp dụng các biện pháp phòng chống chấn thương sọ não… nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình cùng những người xung quanh. Chia sẻ

Phòng chống chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não ngày càng phổ biến trong xã hội ngày nay, đặc biệt là các nước đang phát triển với các phương tiện giao thông kém chất lượng, mạng lưới đường sá chật hẹp, thiếu an toàn trong lao động và sự kém hiểu biết của con người đã để lại hậu quả nặng nề cho chính bản thân, gia đình và toàn xã hội cả về mặt sức khoẻ lẫn kinh tế. Mục lụcNguyên nhân chấn thương sọ nãoPhòng chống chấn thương sọ nãoPhương pháp chủ động:Phương pháp thụ động: Nguyên nhân chấn thương sọ não Chấn thương sọ não có thể xảy ra với bất kỳ ai nếu chẳng may bị tai nạn. Nguyên nhân có thể do: Tai nạn giao thông: đây là nguyên nhân hàng đầu gây chết người bởi chấn thương sọ não. Tai nạn lao động: Do sập dàn giáo từ trên cao, ngã do leo cây, nhảy hoặc té lầu. Tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày: thường gặp khi sàn nhà, đường ướt trơn trượt, té ngửa, vấp ngã, đập đầu xuống đất. Hoặc có thể do vật nặng rơi trúng đầu, va chạm vào đầu. Tai nạn vì đánh nhau: Do ẩu đả, đánh bằng hung khí như: búa, gậy gộc, cục đá. Đọc tiếp: Chấn thương sọ não là gì? Phòng chống chấn thương sọ não Phòng tránh chấn thương sọ não có thể thực hiện được qua việc phòng ngừa bằng phương pháp chủ động hoặc thụ động. Trong đó phương pháp chủ động đòi hỏi có sự tham gia và hợp tác của cá nhân cần được bảo vệ và phương pháp thụ động có tác dụng phòng ngừa hay bảo vệ các thiết bị, phương tiện đã được thiết kế để cá nhân tự động được bảo vệ, cũng như sự hỗ trợ, quan tâm của các cơ quan chức năng: Phương pháp chủ động: Để phòng tránh chấn thương sọ não, mọi cá nhân cần: Chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ an toàn giao thông và thực hiện đúng an toàn lao động, an toàn trong thể thao. Đặc biệt là đội mũ bảo hiểm, mũ bảo hộ, mũ thể thao chuyên nghiệp đúng quy định và đúng chất lượng. Không nên dùng thuốc an thần, gây ngủ khi lái xe. Khi buồn ngủ, mệt mỏi, căng thẳng hay bất ổn tâm lý không nên điều khiển xe cộ. Hạn chế uống rượu bia. Uống rượu bia quá mức có thể làm tăng nguy cơ té ngã ở bất cứ đâu. Uống rượu thường xuyên có thể gây ra bệnh lý thần kinh ngoại vi, gây nên sự mất thăng bằng của cơ thể. Và tuyệt đối không nên dùng rượu bia khi đã, đang và sẽ lưu thông trên đường. Lắp các tay vịn và thanh vịn trong cầu thang, nhà tắm, để đảm bảo rằng cơ thể có điểm tựa mỗi khi trượt chân hoặc mất đà. Bảo đảm đủ ánh sáng trong nhà, các lối đi, lắp bóng đèn sao cho thuận lợi nhất. Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp. Không vứt đồ đạc bừa bãi trên sàn nhà hoặc cầu thang. Hãy tập thể dục hàng ngày để cải thiện sự cân bằng của cơ thể và tinh thần, giúp loại bỏ căng thẳng vì chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động bao gồm đi lại, sinh hoạt làm việc… Phương pháp thụ động: Một số biện pháp phòng chống chấn thương sọ não nên được các cơ quan chức năng triển khai trong phong trào cộng đồng an toàn như: Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cha mẹ và trẻ em về việc tham gia giao thông an toàn và đội mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, đúng cách khi tham gia giao thông. Tăng cường cưỡng chế thực thi các quy định về an toàn giao thông đặc biệt là quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông Kiểm soát chất lượng mũ bảo hiểm, mũ bảo hộ trên thị trường. Có các nghiên cứu sản xuất mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng với giá thành phù hợp. Yêu cầu các đơn vị sử dụng lao động đảm bảo an toàn cho người lao động bằng các thiết bị bảo hộ chất lượng. Thay đổi môi trường hay phương tiện của người sử dụng như phân tuyến đường giao thông cho người đi bộ riêng và xe ô tô hoặc xe máy riêng để cho người đi bộ được bảo vệ khỏi bị tai nạn thương tích do xe máy hoặc ô tô. Xây dựng các con đường, khu vui chơi, thể thao an toàn cho người dân Tiếp tục duy trì giám sát tai nạn giao thông tại các bệnh viện nhằm hỗ trợ đánh giá hiệu quả các biện pháp đã triển khai. Nâng cao chất lượng sơ cấp cứu ban đầu tại hiện trường để giảm mức độ nặng của thương tích, góp phần cho việc điều trị chấn thương sọ não và phục hồi sau chấn thương diễn ra nhanh chóng, hiệu quả hơn. Hiện nay tình trạng chấn thương sọ não đang ngày càng trở nên báo động và được toàn xã hội quan tâm do mức độ nguy hiểm cũng như tính phổ biến của nó. Vì vậy việc phòng chống chấn thương sọ não cần được chú ý, quan tâm, chia sẻ cũng như thực thi chúng một cách có hiệu quả. Chia sẻ

Cách phục hồi sau chấn thương sọ não

Phục hồi sau chấn thương sọ não cho bệnh nhân cần một thời gian dài, đồng thời đòi hỏi phải cung cấp cho bệnh nhân những vật chất thiết yếu để có thể phục hồi một cách tối ưu và tích cực nhất. Trong đó chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt cũng như sản phẩm bổ não đóng vai trò quan trọng giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục và hòa nhập cộng đồng hơn. Dinh dưỡng phục hồi sau chấn thương Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng cho nạn nhân ngay sau khi chấn thương cũng như suốt khoảng thời gian còn lại của họ. Tuy nhiên khi chăm sóc bệnh nhân, các loại chất dinh dưỡng, kích cỡ và cách thức chuyển vào cơ thể cần được tham khảo và chỉ định bởi các bac sĩ, chuyên gia y tế. Một số dưỡng chất cần bổ sung trong quá trình điều trị và phục hồi sau chấn thương sọ não là: Omega3: Các axít béo omega-3 vốn rất quan trọng đối với tế bào não và có nhiều trong cá, dầu cá, dầu hạt lanh, tảo, quả óc chó… Việc bổ sung omega-3 sẽ giúp bảo vệ dây thần kinh khỏi bị hư hại và phục hồi nhiều hơn sau chấn thương. Amino acid: Nguyên tắc chung cho chế độ ăn uống của người bị chấn thương sọ não và trong quá trình phục hồi sau chấn thương sọ não là: ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng protein cao. Protein vốn được sử dụng cho sự tăng trưởng, sửa chữa, duy trì chức năng cho hầu như tất cả mô trong cơ thể và được “biên soạn” bởi các amino acid. Các amino acid trong não có liên quan mật thiết trong việc duy trì ở mức bình thường những chất dẫn truyền thần kinh trong não. Nguồn amino acid dồi dào nhờ vào những protein có ở thịt gà nạc, cá, các loại đậu que, đậu đũa, đậu Hà Lan… Có thể chọn các món cháo gạo, đậu phụ, trứng gà, thịt gà, thịt lợn, ruốc thịt, cá, sữa, táo, nước cam quýt, cà chua… cần chế biến thành các món mềm nhỏ dài, dễ nhai nuốt, thanh đạm hợp khẩu vị với người bệnh. Đối với người hôn mê kéo dài, có thể cho ăn bằng ống qua mũi các món sữa bò, đường, nước cháo, sữa đậu nành, nước ép trái cây, nước rau… Những loại thực phẩm khác: bệnh nhân cần ăn những loại thức ăn giàu vitamin và khoáng tố, một vài loại dưỡng chất vô cùng quan trọng cho chức năng của não như choline vốn rất quan trọng cho việc hình thành các chất dẫn truyền thần kinh. Chất dẫn truyền thần kinh là những chất giúp truyền đi tín hiệu ở não. Choline được tìm thấy nhiều ở trứng, đậu phộng… Đồng thời loại bỏ những loại thức ăn có chứa chất béo bão hòa, các chất béo hydrogen hóa, thức ăn có chứa nhiều sodium (natri) vì những loại thực phẩm này càng làm tăng tần suất rủi ro bị đột quỵ. Đọc tiếp: Tìm hiểu chung về chấn thương sọ não Cách sinh hoạt phục hồi sau chấn thương Khi đã bị tổn thương não thì chế độ sinh hoạt hàng ngày cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Để phục hồi sau chấn thương sọ não, người bệnh và gia đình cần tuân thủ theo hướng dẫn của các bác sĩ. Đối với những bệnh nhân chấn thương nặng, quá trình hội phục chậm, phải luôn thận trọng để tránh xuất hiện các vấn đề như vận động khớp, loét da, nhiễm trùng và các chức năng sinh lý khác. Khi bệnh nhân đã được điều trị qua khỏi tình trạng cấp tính có thể được hướng dẫn bằng một chương trình phục hồi chức năng qua các giai đoạn. Trong giai đoạn cuối cùng, phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân đạt được mức độ độc lập tối đa khi trở về gia đình, có thể trở lại với công việc cũ hoặc tiếp cận với một nghề mới phù hợp với tình trạng chức năng hiện tại. Tóm lại, với những bệnh nhân chấn thương sọ não, phục hồi sau chấn thương có lẽ là khoảng thời gian giúp họ lấy lại sức khỏe cũng như tinh thần của mình. Vì vậy, nếu việc chăm sóc diễn ra tốt đẹp, bệnh nhân và gia đình tuân thủ theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ thì khả năng bình phục của họ sẽ nhanh hơn, và người bệnh có cơ hội tái nhập cộng đồng cao hơn. Chia sẻ

Tổng quan về chấn thương sọ não

Chấn thương sọ não là một tai nạn vô cùng nguy hiểm thuộc hàng phổ biến trong sinh hoạt giao thông và lao động hàng ngày hiện nay. Hàng năm trên thế giới có số lượng nạn nhân chấn thương sọ não với tỷ lệ tử vong rất cao, đứng hàng thứ 3 sau tim mạch và ung thư. Vậy chấn thương sọ não là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể về vấn đề này qua bài viết dưới đây: Mục lục1, Chấn thương sọ não là gì?2, Triệu chứng của chấn thương sọ nãoTổn thương nguyên phát:Tổn thương thứ phát:3, Hậu quả để lại của chấn thương sọ não?4, Cách điều trị chấn thương sọ nãoCách xử lý:Cách điều trị:5, Cách phòng tránh chấn thương sọ não 1, Chấn thương sọ não là gì? Chấn thương sọ não được hiểu là một tác động lên đầu hoặc chấn thương xuyên qua sọ khiến chức năng bình thường của não bộ bị ảnh hưởng. Chấn thương sọ não có thể xảy ra khi đầu bị va chạm đột ngột và mạnh vào một vật, hoặc khi một vật đâm xuyên qua hộp sọ và đi vào mô não. Những chấn thương này được phân loại theo mức độ nghiêm trọng hoặc loại chấn thương (ví dụ như chấn thương đóng hay mở). Ngoài ra, chấn thương cũng được phân loại theo mức độ gây nứt xương sọ, tổn thương bên trong não hoặc vị trí gây chảy máu. Chấn thương sọ não do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt và tai nạn lao động. Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay thì chấn thương sọ não chủ yếu do tai nạn giao thông đường bộ chiếm khoảng 70-80% tổng số ca. 2, Triệu chứng của chấn thương sọ não Triệu chứng của chấn thương sọ não thường biểu hiện qua hai thể là các tổn thương nguyên phát và tổn thương thứ phát. Trong đó: Tổn thương nguyên phát: Tổn thương nguyên phát là tổn thương có ngay sau tai nạn với các biểu hiện: Da đầu bị rách gây mất máu nhiều, có thể gây tụt huyết áp hoặc thậm chí tử vong Hộp sọ có thể bị vỡ, rạn nứt Tổn thương gây máu tụ ngoài màng cứng, dưới màng cứng. Tổ chức não bị dập và chảy máu trong não. Chấn thương sọ não có thể làm tổn thương, thoát dịch não tuỷ ra ngoài (đây là một chất dịch giúp bảo vệ và nuôi dưỡng mô não). Nạn nhân bị mất ý thức thoáng qua, quên sự việc vừa xảy ra (gọi là chấn động não) hoặc là hôn mê kéo dài. Tổn thương thứ phát: Tổn thương thứ phát là thương tổn não xảy ra ở bất cứ thời điểm nào từ sau chấn thương với các dấu hiệu như: Máu tụ trong sọ: Máu chảy ra bị tích tụ lại, gây ra một khối choán chỗ trong sọ, làm tăng áp lực nội sọ, gây tổn thương tế bào não. Phù não: Tổn thương hàng rào máu não và tổn thương màng tế bào gây ra sự tích tụ nước bất thường ở tổ chức kẽ và trong tế bào. Dãn não thất là hiện tượng do chảy máu làm tắc đường lưu thông của nước não tủy gây ra. Các tổn thương thiếu máu não, tắc mạch, nhiễm trùng, viêm màng não, áp xe đặc biệt là những bệnh nhân có vỡ nền sọ là những tổn thương thứ phát thường gặp, những tổn thương này làm tình trạng lâm sàng chung của bệnh nhân nặng lên thậm trí có thể dẫn tơí tử vong. 3, Hậu quả để lại của chấn thương sọ não? Chấn thương sọ não là loại chấn thương tác động mạnh mẽ quá mức bù chỉnh của não, gây rối loạn hàng loạt chức năng hoặc tổn thương thực thể ở não. Những tổn thương sau khi bị chấn thương sọ não không chỉ là máu tụ nội sọ, phù não, thoát vị não, hội chứng tăng áp lực nội sọ, thiếu máu não, chảy máu não… mà tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chấn thương sọ não, di chứng có thể xuất hiện sau một thời gian tạm ổn định. Trong đó: Hội chứng đau đầu sau chấn thương sọ não, động kinh, bệnh lý cột sống cổ, suy giảm hoặc mất trí nhớ, tàn phế, nguy cơ teo não, sa sút trí tuệ cao… là những ảnh hưởng của di chứng để lại, khi đó bệnh nhân phải trải qua thêm một quá trình điều trị phục hồi chức năng lâu dài nữa. Trong thời gian nằm viện, nạn nhân phải chịu đựng đau đớn tới mức thảm hại và phải chịu chi phí rất tốn kém. Là nỗi đau của gia đình cũng như gánh nặng của toàn xã hội hiện nay. 4, Cách điều trị chấn thương sọ não Cách xử lý: Ngay sau khi bị chấn thương người bị chấn thương sọ não phải được cấp cứu kịp thời, nhanh chóng chuyển nạn nhân về cơ sở y tế gần nhất để xử trí ban đầu, sau đó sẽ đưa đến chuyên khoa phẫu thuật thần kinh để điều trị. Cũng lưu ý khi vận chuyển nạn nhân, cần cho nạn nhân nằm ngửa, đầu nghiêng về một bên và không gối cao. Phải kiểm soát được đường hô hấp và tuần hoàn của bệnh nhân. Nhớ nằm trên ván cứng để tránh các trường hợp tổn thương cột sống kèm theo thì sẽ không bị biến chứng sang tủy sống hoặc các trường hợp khác nặng thêm. Tất cả mọi vết thương chảy máu ngoài da cần phải được băng bó, cầm máu cẩn thận tránh gây ra mất máu và nhiễm khuẩn. Cách điều trị: Điều trị chấn thương sọ não bằng cách áp dụng điều trị nội khoa và ngoại khoa nhằm đạt tới hai mục tiêu quan trọng là: Điều chỉnh áp lực trong sọ và điều chỉnh áp lực tưới máu não. Trong đó: Điều trị nội khoa: Giảm áp lực trong sọ Giữ thông số tưới máu não luôn bình thường ( > 70 mmHg ) Gây ngủ bằng Barbiturate hoặc Propofol Dung dịch ưu trương: Mannitol 20% Liệu pháp hạ thân nhiệt Tăng thông khí Giữ ổn định huyết áp Điều trị ngoại khoa: Mở rộng sọ giải p Loại bỏ máu tụ trong sọ nếu có chỉ định Dẫn lưu dịch não tủy ra ngoài Làm sạch vết thương sọ não Phẫu thuật lún sọ hở hoặc kín 5, Cách phòng tránh chấn thương sọ não Để phục hồi sau chấn thương sọ não và giảm nguy cơ mắc phải tình trạng chấn thương này, chúng ta nên thực hiện những thói quen sinh hoạt sau đây: Luôn dùng mũ bảo hiểm khi đi lại hoặc dụng cụ bảo vệ đầu cho các môn thể thao chuyên biệt Thắt dây an toàn mỗi khi lái xe hơi Không bao giờ uống rượu khi lái xe hoặc ngồi trên xe của người say rượu Tuân thủ luật lệ giao thông Không nên đi tông trên sàn nhà hoặc đường trơn trượt Không vứt đồ bừa bãi trên sàn nhà, cầu thang Đi lại, làm việc, sinh hoạt nên cần thận, chắc chắn. Tăng cường tuyên truyền giáo dục toàn dân về luật lệ an toàn giao thông để mọi người ý thức được chấn thương sọ não sẽ nguy hiểm đến tính mạng con người, là nỗi đau của gia đình và gánh nặng của toàn xã hội. Trên đây là những thông tin chung về chấn thương sọ não. Có thể nói, chấn thương sọ não là tai nạn có thể để lại những di chứng và hậu quả nặng nề cho bản thân và gia đình người bệnh. Do đó, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy nhắc nhở bản thân nên  chú ý phòng tránh cũng như tăng cường hiểu biết về vấn đề chấn thương sọ não để tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tốt cho chính mình. Chia sẻ

Tổng quan: Bệnh mất trí nhớ ở người trẻ

Nhiều bạn trẻ đang xem chuyện hay quên, đãng trí là điều bình thường, trong khi đây chính là dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ đang rình rập đầy nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, hậu quả của căn bệnh mất trí nhớ ở người trẻ sẽ khiến nguy cơ tư vong sớm ở mức rất cao. Hình ảnh minh họa: Bệnh mất trí nhớ ở người trẻ 1, Hiện trạng chung về bệnh mất trí nhớ ở người trẻ Trước đây bệnh mất trí nhớ được xem là bệnh ở người già, phổ biến trong độ tuổi trên 65. Tuy nhiên ngày nay độ tuổi thoái hóa thần kinh đang dần trẻ hóa. Những người trẻ dưới 30 tuổi có các biểu hiện mất trí nhớ ngày càng nhiều. Mất trí nhớ ở người trẻ thường bắt đầu từ việc suy giảm trí nhớ liên quan nhiều đến quá trình ghi nhận. Họ có hàng ngàn việc để nhớ, kèm theo áp lực học tập gây ra nhức đầu, đau vai cổ, mất ngủ, stress… Hậu quả của một hoặc tất cả nguyên nhân trên làm cho độ tập trung kém đi và bệnh nhân mất dần khả năng ghi nhớ đầy đủ những sự kiện xảy ra xung quanh. Các chuyên gia cảnh báo, ngoài tác động xấu tới sức khỏe, công việc và cuộc sống, mất trí nhớ còn khiến người trẻ dần mất khả năng chăm sóc bản thân và có nguy cơ tử vong sớm rất cao. Do vậy, cần theo dõi các biểu hiện ban đầu của bệnh mất trí nhớ ở người trẻ để có biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời. Xem thêm: Bệnh mất trí nhớ ở người già 2, Triệu chứng của bệnh mất trí nhớ ở người trẻ Hầu hết bệnh mất trí nhớ ở người trẻ thường có các dấu hiệu sau: Gặp khó khăn về ngôn ngữ: Khó tìm ra từ ngữ thích hợp khi nói chuyện, hay quên những từ đơn giản khiến lời nói hoặc câu viết của họ trở nên khó hiểu. Mất phương hướng thời gian và địa điểm: Những người bị mất trí nhớ có thể quên luôn những nơi quen thuộc như con đường nhà mình, nơi họ đi đến hoặc đã đến đó bằng cách nào. Ngoài ra, họ cũng có thể nhầm lẫn giữa ngày và đêm. Tư duy kém: Đầu óc thiếu nhanh nhạy, tư duy trở nên mòn rỗng. Không thể tập trung: Không thể tập trung hoàn toàn vào việc mình đang làm hay cuộc nói chuyện mà mình đang thảo luận. Thay đổi tính cách: Người bị chứng mất trí nhớ có vẻ khác thường trong cách cư xử so với chính mình như mọi khi. Họ trở nên hay nghi ngờ, khó chịu, chán nản, thờ ơ, lo lắng hoặc kích động đặc biệt trong các tình huống mà các vấn đề về bộ nhớ gặp trở ngại. Ngoài ra, tâm trạng cũng trở lên thất thường, buồn bã và trầm cảm. Thụ động: Bệnh nhân mắc bệnh mất trí nhớ ở người trẻ sẽ trở lên thụ động, thờ ơ với môi trường xung quanh, ít tham gia các hoạt động xã hội, khép kín và thiếu quan tâm tới mọi người. 3, Nguyên nhân dẫn đến bệnh mất trí nhớ ở người trẻ Giới trẻ trong thời hiện đại ngày nay với cường độ làm việc liên tục và đối mặt với áp lực cao độ, gây ra stress, mất ngủ, không có thời gian chăm sóc cho bản thân, thư giãn, tận hưởng cuộc sống khiến hiệu năng làm việc của bộ não ngày càng kém đi. Thói quen làm nhiều việc cùng một lúc cũng rất có hại cho sự tập trung. Lâu dần sẽ dẫn đến rối loạn tâm thần làm mất dần khả năng ghi nhớ đầy đủ sự kiện trong cuộc sống thường ngày. Từ những cái vòng lẩn quẩn của các thói quen và áp lực công việc, trí nhớ trở nên ngày càng tệ mà không có hứa hẹn khởi sắc. Ngoài ra sự phụ thuộc vào các thiết bị công nghệ hiện đại cũng khiến những người trẻ lười giao tiếp, lười ghi nhớ khiến não bộ ngày càng trì trệ, lão hóa nhanh. Cùng với đó là ảnh hưởng của các bệnh lý tâm thần như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, di chứng sau chấn thương sọ não, mắc các bệnh viêm não, màng não do vi khuẩn, virut, viêm màng não lao, sốt rét ác tính thể não, giang mai não, HIV/AISD… do nhiễm độc, nghiện rượu, thuốc phiện, lạm dụng thuốc và lối sống không lành mạnh đã khiến cho tình trạng mất trí nhớ ở người trẻ diễn ra một cách nhanh chóng, trở thành một căn bệnh nguy hiểm, hủy hoại công việc và cuộc sống của mọi người. 4, Cách cải thiện bệnh mất trí nhớ ở người trẻ Từ 25 tuổi trở đi, bộ não con người mỗi ngày có tới 3.000 tế bào chết đi mà không sản sinh thêm. Trong khi đó, mỗi tế bào ở lại phải hứng chịu sự tấn công của 10.000 gốc tự do sinh ra từ quá trình chuyển hóa của cơ thể và các tác động bên ngoài như căng thẳng tâm lý, thức ăn nhanh, rượu bia và chất kích thích, béo phì, ô nhiễm môi trường. Chúng gây chết tế bào, khiến chức năng não dần rối loạn, mất trí nhớ. Do đó, để cải thiện và điều trị bệnh mất trí nhớ ở người trẻ, chúng ta hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh như sau: Rèn luyện trí óc: Cách rèn luyện trí óc là luôn học tập những kỹ năng mới, như chơi nhạc cụ, chơi cờ tướng, sudoku, ô chữ, học ngoại ngữ hoặc các môn học yêu thích. Tập thể dục: Tập thể dục đều đặn từ 30 phút mỗi ngày sẽ giúp máu lưu thông lên não tốt hơn, cơ thể và các giác quan trở nên nhanh nhạy hơn, tinh thần sảng khoái hơn. Đồng thời giúp chống lại stress và các triệu chứng giảm sút trí nhớ. Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: Ăn những chất tốt cho bộ não như: cá, trái cây, rau xanh, những thức ăn có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Hạn chế chất béo, thực phẩm ăn liền và tránh ăn khuya. Không dùng các chất kích thích: như rượu bia, thuốc lá… Người nghiện rượu lâu năm sẽ bị tổn thương não do thiếu dinh dưỡng, có nguy cơ cao bị mắc bệnh teo tiểu não và sa sút trí tuệ Tham gia các hoạt động xã hội: Tích cực tham gia các hoạt động xã hội như đoàn thể, thiện nguyện … sẽ khiến đầu óc trở lên năng động, thông suốt và thoải mái hơn. Ngủ đúng giờ, đủ giấc: Giấc ngủ ngon sẽ giúp cơ thể và trí óc được phục hồi lại, các sóng não tạo ra khi ngủ giúp đưa những kí ức và sự kiện đến lưu trữ lại ở vỏ não trước trán, từ đó sự kiện được lưu lại thời gian dài và trí nhớ sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Trên đây là tổng quan về bệnh mất trí nhớ ở người trẻ. Khi bắt đầu có những rối loạn về trí nhớ, người trẻ chớ nên chủ quan, cần phải xác định được đó là biểu hiện bình thường hay bệnh lý, bằng cách đến cơ sở y tế thăm khám để xác định xem tình trạng mất trí nhớ mà mình đang mắc phải. Việc nắm bắt được nguyên nhân, triệu chứng của căn bệnh sẽ giúp chúng ta có những phương pháp điều trị chính xác và biện pháp chăm sóc sức khỏe phù hợp, kịp thời và hiệu quả. Chia sẻ

Bệnh mất trí nhớ ở người già

Mất trí nhớ ở người già là một căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong ở người cao tuổi đứng hàng thứ 4 hiện nay, có khoảng 4 – 5 triệu người Mỹ và hơn 8 triệu người trên thế giới mắc phải căn bệnh này. Vậy bệnh mất trí nhớ ở người già là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây: 1, Bệnh mất trí ở người già là gì? Mất trí nhớ là một thuật ngữ được sử dụng chung cho tất cả các điều kiện ảnh hưởng đến khả năng bộ não hoạt động bình thường. Bệnh mất trí nhớ thường phổ biến nhất ở người già, những người có độ tuổi trên 65 tuổi trở lên. Mất trí nhớ ở người già có thể gây nhầm lẫn, làm giảm khả năng ghi nhớ, làm mất khả năng chăm sóc bản thân và không có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình. Xem thêm: Bệnh mất trí nhớ ở người trẻ tuổi 2, Nguyên nhân gây ra bệnh mất trí nhớ ở người già Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mất trí nhớ ở người già, có thể là do sự lão hóa nhanh của các tế bào thần kinh, do môi trường sống, căng thẳng, stress, mất ngủ hoặc chế độ dinh dưỡng… Nhưng mất trí nhớ do tuổi và bệnh tật chính là 2 nguyên nhân cốt yếu dẫn đến tình trạng mất trí nhớ ở người già: Mất trí nhớ do tuổi: Quá trình phát triển của hệ thần kinh bắt đầu từ trong phôi thai và đến năm 25 tuổi thì hoàn chỉnh. Trong quá trình phát triển cho đến cuối đời, hàng ngày cơ thể có trung bình khoảng 3,000 tế bào thần kinh bị hủy đi, trong khi có rất ít các tế bào mới được sinh ra do tác động của tiến trình lão hóa. Với tuổi đời chồng chất và sự suy giảm của các cơ quan chức năng sẽ thúc đẩy việc lão hóa của các tế bào thần kinh diễn ra nhanh hơn dẫn tới rối loạn các phản xạ, nhất là các phản xạ có điều kiện qua các hoạt động tâm lý như trí nhớ suy giảm, giảm khả năng tập trung, tư duy, chậm chạp, hay quên,… Do đó, bệnh mất trí nhớ ở người già một phần là do quá trình lão hóa các nơron thần kinh. Nếu như không được giám sát, khơi gợi thì mọi thứ rất dễ bị rơi vào sự lãng quên hoàn toàn. Mất trí nhớ do bệnh tật gây nên: Các bệnh như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, viêm não, bệnh Alzheimer, rối loạn tuần hoàn não, stress, nghiện rượu hay lạm dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ,… đều có thể gây nên chứng mất trí nhớ, đặc biệt sẽ nghiêm trọng hơn ở người già. Hậu quả khôn lường của hiện tượng trên là mất trí nhớ tạm thời, quên nhanh những thứ vừa diễn ra ngay trước đó và không thể nào nhớ lại được, tuy nhiên những thứ đã diễn ra trong quá khứ thì vẫn có thể nhớ được, không bị mất hoàn toàn. 3, Dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ ở người già Những dấu hiệu của bệnh mất trí nhớ ở người già phổ biến là: Bệnh nhân mắc bệnh mất trí nhớ ở người già thường khó hoàn thành các công việc hằng ngày, chẳng hạn như họ có thể lúng túng khi mặc quần áo, nấu ăn hay thực hiện một cuộc gọi điện thoại. Thường quên những từ đơn giản, giao tiếp trở lên khó khăn, nhàm chán Có thể quên luôn những nơi quen thuộc như con đường nhà mình, nơi họ đi đến và không biết về nhà bằng cách nào. Ngoài ra, họ cũng có thể nhầm lẫn giữa ngày và đêm. Tâm trạng thay đổi thất thường mà không có lý do rõ ràng. Ngoài ra, họ cũng ít biểu lộ cảm xúc hơn trước. Người bị chứng mất trí nhớ thường hay nghi ngờ, khó chịu, chán nản, thờ ơ, lo lắng hoặc kích động đặc biệt trong các tình huống mà các vấn đề về bộ nhớ gặp trở ngại. 4, Cách điều trị bệnh mất trí ở người già Bước đầu tiên trong việc điều trị bệnh mất trí nhớ ở người già là chẩn đoán đúng nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bệnh. Mặc dù, hiện nay chưa có cách chữa bệnh mất trí nhớ, và những thiệt hại của tình trạng là không thể phục hồi. Tuy nhiên, có những loại thuốc có thể giúp ngăn chặn hoặc làm chậm sự tiến triển của chứng mất trí nhớ. Thuốc có thể được sử dụng để làm thay đổi hóa chất trong não hỗ trợ trí nhớ và tư duy nhận thức. Những thuốc này có thể được kết hợp với các loại thuốc để ổn định tâm trạng và cảm xúc. Tuy nhiên cần phải thử nghiệm để xác định liều lượng và nên kết hợp loại thuốc nào với nhau, vì mỗi trường hợp là khác nhau. Vì vậy, việc đầu tiên cần làm là khi phát hiện người thân có các biểu hiện trí nhớ bất thường, phải nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bác sĩ chuyên khoa để được khám xét toàn diện. Yếu tố này sẽ góp phần đánh giá được mức độ mất trí, nhất là khả năng sống độc lập của bệnh nhân; từ đó đưa ra kế hoạch điều trị, chăm sóc hợp lý về cả cơ thể lẫn tinh thần cho người bệnh. Chính vì bệnh mất trí nhớ ở người già là căn bệnh không thể chữa khỏi nên việc giúp đỡ phòng tránh bệnh mất trí nhớ ở người già là điều rất cần thiết để làm. Các chuyên gia người Nhật đã khẳng định rằng cách hiệu quả nhất để phòng chống bệnh mất trí nhớ ở người già là luyện tập trí não. Việc này không quá phức tạp, chỉ cần các hoạt động đơn giản như chải tóc mới vào buổi sáng, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa…, cùng với đó là lối sống lành mạnh, giữ tinh thần thoải mái, thanh thản trong tâm hồn là những cách tốt nhất để làm giảm bệnh mất trí nhớ ở người già hiện nay. Chia sẻ

Loading...