Sa sút trí tuệ

Cách chăm sóc cho người bệnh sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là bệnh rối loạn thần kinh dẫn đến việc suy giảm trí nhớ, mất trí ngắn hạn thường xảy ra ở người cao tuổi có thể gọi nôm na là lú lẫn ở tuổi già. Bệnh nhân khi mắc phải sa sút trí tuệ cần được chăm sóc và người chăm sóc đòi hỏi tính bền bỉ kiên nhẫn. Dưới đây là những lời khuyên bổ ích về cách chăm sóc người bệnh: Ăn uống Vì người bệnh sa sút trí tuệ có trí nhớ không ổn định lúc nhớ lúc quên chính vì vậy để an toàn cho người bệnh cần loại bỏ các loại gây hỏa như bật lửa, diêm và không cho bệnh nhân can dự vào việc nấu nướng để tránh người bệnh bị thương hoặc gây hỏa hoạn. Do lúc nhớ lúc quên chính vì vậy mà người bệnh có khi vừa ăn đã kêu đói, chưa ăn kêu ăn rồi chính vì thế người chăm sóc cần nhắc nhở giờ ăn với người bệnh. Dọn từng món ăn một để tránh trường hợp họ ngồi bối rối trước mâm cơm, không biết lựa món nào. Đôi khi bệnh nhân chỉ thích ăn một món, dễ bị thiếu dinh dưỡng. Vì vậy nên xen kẽ món ăn khác nhau. Việc quên cách dùng đũa thìa rất dễ có thể xảy ra với người mắc sa sút trú tuệ chính vì vậy có thể để người bệnh ăn các món bằng tay. Chia nhỏ bữa ăn để giúp người bệnh ăn được nhiều vì có thể trong bữa ăn họ không chịu ngồi yên. Cần cung cấp cho bệnh nhân đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt Là các acid béo; các loại vitamin B1, C; một số yếu tố vi lượng cần thiết khác như: kẽm. sắt, kali, calci… Xem thêm: “Các dạng bệnh lý sa sút trí tuệ” Giấc ngủ Để người bệnh có giấc ngủ ngon có thể: Khuyến khích bệnh nhân tham gia nhiều sinh hoạt vào ban ngày Giới hạn giấc ngủ ngày Không nên cho bệnh nhân uống nhiều thuốc ngủ Tránh việc uống nhiều nước vào chiều tối để bệnh nhân có giấc ngủ dài không để họ thức dậy đi vệ sinh đêm. Uống thuốc Đa số người mắc sa sút trí tuệ không tự chịu uống thuốc một cách ngoan ngoãn chính vì vậy có thể: Nghiền nhỏ thuốc pha trộn lẫn trong thức ăn, nước trái cây Dỗ dành như dỗ trẻ Không để người bệnh tự lấy thuố uống Giúp người bệnh uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng Ngoài ra do việc rối loạn não bộ, mà trí nhớ người bệnh không được minh mẫn để hạn chế rủi ro người bệnh uống nhầm thuốc nhầm liều lượng các loại thuốc men cần được cất giữ và khóa cẩn thận tránh tầm với và tầm mắt người bệnh. Đồ mặc Để tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh, nên lựa chọn các loại quần áo rộng rãi, thoải mái khi mặc, ít cúc, móc rắc rối. Nhiều khi họ chỉ thích mặc một bộ nào đó, nên có sẵn hai bộ y hệt để thay đổi mỗi ngày. Lựa chọn loại dép đi thuận tiện hoặc giàu không dây cột hoặc có vải dính, vì đôi khi họ quên cách cột dây giày. Vệ sinh Tắm rửa với người sa sút trí tuệ sẽ như một đứa con nít chính vì vậy họ hay nghịch rỡn như trẻ thơ, đôi khi vùng vằng không chịu tắm, do đó nên cần lựa ý, với trường hợp có thể làm chủ thì để họ tự tắm, tôn trọng sự riêng tư. Đối với trường hợp bệnh nặng thì cần phải có người trông chừng tắm cho họ. Bên cạnh đó nên dùng ghế tắm, tay vịn, thảm cao su dưới đáy bồn tắm để tránh té ngã. Đôi khi người mắc sa sút trí tuệ không làm chủ được vệ sinh cá nhân của bản thân chính vì vậy cần có sự quan tâm chăm sóc đặc biệt. Có thể họ cần dùng đến bô hoặc đóng bỉm. Tránh thất lạc Do trí nhớ họ gặp vấn đề chính vì vậy định hướng của họ sẽ không được tốt, có khi quên đường đi là chuyện bình thường chính vì vậy nên để trên người bệnh nhân mang vòng tay, vòng cổ có ghi tên họ, địa chỉ, số điện thoại liên lạc. Nên nhờ hàng xóm để ý nếu thấy bệnh nhân ra khỏi nhà. Chuyện họ ra khỏi nhà không mang theo chìa khóa hoặc đánh mất chìa rất dễ xảy ra chính vì vậy cần lắp gắn hệ thống báo động cửa ra vào. Tâm lý người bệnh Người mắc bệnh nếu không được điều trị chăm sóc kịp thời bệnh sẽ ngày càng nặng hơn, trí nhớ hao mòn, khả năng tự chăm sóc cá nhân giảm, niềm tự tin mất bớt, họ trở nên nghi ngờ, bẳn gắt, bướng bỉnh, khó chịu. Đây là lúc người thân vừa đau lòng, vừa khó xử. Nếu tỏ ra khó khăn với bệnh nhân thì lại càng làm họ bực tức, chống đối nhiều hơn. Nên nhẹ nhàng thông cảm, vỗ về người bệnh với lời nói ngắn, gọn, rõ ràng. Tạo không gian đầm ấm Ngôi nhà chính là nơi đầm ấm nhất và dễ kích động trí nhớ nhất của người bệnh chính vì vậy nên: Trưng bày hình ảnh kỷ niệm xưa ở chỗ dễ thấy, nhất là những tấm hình gợi lại sự thành công trước đây của người thân, hình sinh nhật, cưới hỏi, họp bạn. Treo đồng hồ, lịch chữ to để nhắc nhở ngày tháng, thời gian. Phòng ở đầy đủ ánh sáng, ít đồ đạc, để dễ đi lại, tránh ngã té. Con cháu tới thăm hỏi thường nhật, nhất là trẻ thơ vì chúng mang lợi ích cho mọi tuổi. Thể dục thể thao Động viên bệnh nhân tham gia các hoạt động thể dục nhằm nâng cao sức khỏe, những hoạt động có tác dụng đối với tâm lý như: chăm sóc hoa, nuôi cá, võ, đi bộ… Ngoài ra còn có thể đọc báo, nghe đài, xem vô tuyến… Tăng cường khả năng tập luyện của bệnh nhân, chú ý đến khả năng tự lý giải trong sinh hoạt, giúp bệnh nhân tăng cường giao lưu, tham gia các hoạt động xã hội; tập luyện khả năng tư duy, ghi nhớ, tính toán… Qua đó làm tăng khả năng tư duy và cải thiện lời nói của bệnh nhân. Bệnh nhân sa sút trí tuệ bị mất khả năng ghi nhớ, tự chăm sóc bản thân ở các mức độ khác nhau gây khó khăn cho các hoạt động thường ngày từ sinh hoạt cá nhân đến các quan hệ xã hội. Chính vì vậy chăm sóc người bệnh đúng cách sẽ góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh. Chia sẻ

Phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ

Sa sút trí tuệ là một sự rối loạn não bộ khiến cho trí nhớ và nhận thức bị suy giảm. Bệnh thường gặp đối nhất với người ở độ tuổi 50, tuy nhiên độ tuổi trẻ tuổi vẫn có nguy cơ mắc bệnh cao. Vậy các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ là gì? Duy trì đời sống tình dục Theo nghiên cứu gần đây được công bố trên tờ báo Tạp chí Tuổi tác và lão hóa (Age and Ageing) đã đưa ra kết luận rằng, với người trên 50 tuổi nếu có đời sống tình dục được duy trì tích cực thì chức năng nhận thức của con người sẽ tốt hơn đối với người có đời sống tình dục hạn chế. Đây là kết quả của việc giải phóng các hormon  như oxytocin và dopamin trong quá trình tình dục, 2 hoạt chất này có tác dụng giúp phòng ngừa sa sút trí tuệ ở người già hiệu quả. Các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy rằng, nam giới nếu hoạt động tình dục tích cực thì các bài kiểm tra về ngon từ sẽ có điểm số cao hơn khoảng 23%; với việc trả lời câu đố là 3% so với đối tượng còn lại. Hạn chế lo âu, buồn phiền, căng thẳng Lo âu, buồn phiền hay căng thẳng kéo dài đều dẫn đến thoái hóa cấu trúc não bộ và suy giảm chức năng nhận thức, điều này có thể làm tăng nguy cơ bị các rối loạn tâm thần kinh, bao gồm sa sút trí tuệ và trầm cảm. Kết luận này được đưa ra nghiên cứu trên tờ Current Opinion in Psychiatry. Chính vì vậy hạn chế các tâm trạng buồn phiền, lo âu, căng thẳng sẽ giúp phòng ngừa các bệnh lý rối loạn thần kinh trong đó có sa sút trí tuệ. Bổ sung vitamin C Các nhà nghiên cứu thấy rằng những người bị sa sút trí tuệ có lượng vitamin C thấp hơn so với những người không bị sa sút trí tuệ hoặc Alzheime. Bằng cách bổ sung những loại thực phẩm như nước chanh, amlas, hoa quả và các nguồn vitamin C khác, bạn có thể phòng ngừa được rối loạn này. Bổ sung vitamin D Lượng thấp vitamin D, đặc biệt khi có tuổi, có thể làm tăng nguy cơ bị sa sút trí tuệ hoặc Alzheimer. Nghiên cứu này gồm khoảng 1658 người trên 65 tuổi được xét nghiệm vitamin D. Khoảng 7 năm sau, người ta thấy rằng những người có lượng vitamin D thấp tăng 53% nguy cơ bị sa sút trí tuệ. Kiểm soát đường huyết Một số nghiên cứu chỉ ra rằng kiểm soát đường huyết và kiểm soát bệnh tiểu đường có thể giúp phòng ngừa sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer. Bệnh nhân tiểu đường tăng 50% nguy cơ bị chẩn đoán sa sút trí tuệ. Sử dụng Lohha Trí Não Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chứng suy giảm trí nhớ và bệnh Alzheimer, người cao tuổi cần duy trì một lối sống lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, chế độ dinh dưỡng phù hợp và nên kết hợp sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược tự nhiên như Lohha Trí Não. Lohha Trí Não chứa cao Lycoprin có trong Thông Đất, Thành Ngạnh, Lá Dâu giúp nuôi dưỡng, bảo vệ, ngăn chặn teo và thoái hóa các tế bào thần kinh. Vì vậy là giải pháp mới trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ. Thay vì chỉ giúp tăng lưu thông máu não, Lohha Trí Não có công dụng giúp nuôi dưỡng, bảo vệ thức tỉnh các tế bào thần kinh. Từ đó cải thiện toàn diện từ khả năng ghi nhớ, tư duy đến cả chức năng vận động. Để biết thêm thông tin sản phẩm Lohha Trí Não vui lòng xem “Tại Đây” Chia sẻ

Cách phát hiện và chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ

Phát hiện ra những dạng bệnh sa sút trí tuệ mà bệnh nhân mắc phải có thể giúp các bác sĩ có biện pháp điều trị chính xác và khoa học nhất. Vậy làm thế nào để kiểm tra và chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này: 1, Nguyên nhân gây ra bệnh sa sút trí tuệ Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh sa sút trí tuệ là: Bệnh Alzheimer: chiếm 50-60% các bệnh nhân sa sút trí tuệ Các bệnh thần kinh: Các bệnh mạch máu (10-20% các bệnh nhân): Nhồi máu đa ổ, ổ khuyết, Bệnh Binswanger, nhồi máu vi thể ở vỏ não. Các khối u nội sọ: U não, áp xe não (1-5% các bệnh nhân). Chấn thương sọ não (1-5% các bệnh nhân), sa sút trí tuệ ở những võ sĩ quyền anh. Thuỷ thũng não áp lực bình thường (1-5% các bệnh nhân). Các bệnh thoái hoá thần kinh: Bệnh Parkinson (1%), Huntington (1%), bệnh Pick (1%), liệt trên nhân tiến triển (1%), bệnh Wilson. Các bệnh nhiễm trùng thần kinh: Bệnh Creutzfeldt–Jacob, AIDS, viêm não virus, giang mai thần kinh, viêm màng não do vi khuẩn mạn tính. Các bệnh nội khoa: Nhiễm độc rượu, ma tuý (1-5%). Các rối loạn dinh dưỡng: Hội chứng Wernicke – Korsakoff (1-5%), thiếu vitamin B12, thiếu acide folate, thiếu kẽm. Các rối loạn chuyển hoá: Rối loạn chức năng tuyến giáp, suy thận, suy gan, bệnh tuyến giáp trạng, hội chứng Cushing. Các bệnh viêm mạn tính: Xơ cứng rải rác, bệnh lupus và các rối loạn collagen có viêm mạch nội sọ…. Các nguyên nhân khác: Sa sút trí tuệ còn có thể là giai đoạn cuối của một số bệnh lý tâm thần mạn tính (Tâm thần phân liệt, động kinh… ). 2, Dấu hiệu nhận biết bệnh nhân sa sút trí tuệ Khi mắc bệnh sa sút trí tuệ, bệnh nhân thường có các biểu hiện như: Suy giảm trí nhớ: Quên những chi tiết quan trọng (tên người thân), kèm theo suy giảm khả năng suy luận, tính toán. Mất khả năng ngôn ngữ: Khả năng giao tiếp kém, khó khăn trong việc tìm từ ngữ để nói, hay nói lặp và nói nửa chừng… Mất định hướng không gian: đi lạc, ngay những nơi quen thuộc. Rối loạn hoạt động: Bệnh nhân giảm khả năng thực hiện các động tác quen thuộc, khó khăn trong sử dụng các dụng cụ nâng cao và bình thường. Cuối cùng không làm được các sinh hoạt cơ bản như ăn uống, tắm giặt, vệ sinh cá nhân. Mất khả năng nhận thức: Không nhận thức được đồ vật thông thường, công dụng của đồ vật. Không nhận ra người thân, cuối cùng không nhận ra được bản thân mình. Mất khả năng phân tích, phán đoán, suy luận. Một số biểu hiện khác: Trầm cảm, lo âu, ảo giác, hoang tưởng, mất ngủ… 3, Chuẩn đoán lâm sàng và xét nghiệm bệnh sa sút trí tuệ Việc nghiên cứu cận lâm sàng một cách toàn diện được thực hiện nhằm chẩn đoán và phát hiện ra các nguyên nhân sa sút trí tuệ, từ đó có biện pháp có thể điều trị được: 3.1, Thăm khám lâm sàng: Trong quá trình này, bước đầu tiên cần xác định xem người bệnh có vấn đề về nhận thức hay không và mức độ nghiêm trọng như thế nào: Hỏi bệnh: Cần kết hợp hỏi và nghe bệnh nhân trả lời, hỏi bệnh nhân và cả người nhà bệnh nhân. Cần chú ý các dấu hiệu của bệnh sa sút trí tuệ và các yếu tố nguy cơ người bệnh có thể mắc phải. Khám thần kinh: Cần chú ý trương lực cơ, các động tác, sự điều phối, các phản xạ, vận động nhãn cầu và thị trường, thính lực. Trong đánh giá chức năng tâm trí cơ bản phải xem tri giác, trí nhớ, cảm xúc, tư duy, ngôn ngữ, hành vi, phán đoán của bệnh nhân. Khám toàn thể: Chú ý tới các hệ thống, cơ quan trong cơ thể. Kiểm tra ngắn trạng thái tâm trí: Đây là trắc nghiệm đã được Folstein và cộng sự đề xướng và hiện rất thông dụng trong lâm sàng, đặc biệt để phát hiện sớm các trạng thái suy giảm nhận thức nhẹ và các trạng thái sa sút trí tuệ. Trắc nghiệm gồm 20 câu hỏi và mỗi câu trả lời đúng được cho 1 điểm. Nếu đạt trên 24 điểm là bình thường; dưới 17 điểm có thể bị suy giảm nhận thức nhẹ và dưới 13 điểm có thể là sa sút trí tuệ. Xem chi tiết: THANG ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI TÂM THẦN MMSE 3.2, Khám cận lâm sàng Ở khâu khám cận lâm sàng, bệnh nhân được làm các xét nghiệm sau: Xét nghiệm cơ bản về huyết học: (công thức máu; tốc độ máu láng …), sinh hóa (máu, nước tiểu), vi sinh y học (chú ý phản ứng viêm gan, giang mai, HIV…). Cần chú ý tới nồng độ vitamin B12, chức năng tuyến giáp, nồng độ một số thuốc trong cơ thể. Thăm dò chức năng: ghi điện tim, ghi điện não… Hình ảnh học: Các tiến bộ của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh não hiện nay (như chụp C.T, sọ não, MRT, SPECT) đã giúp ích rất nhiều cho chẩn đoán nguyên nhân sa sút trí tuệ. Bệnh nhân có thể được siêu âm Doppler, siêu âm xuyên sọ, chụp X quang quy ước ngực, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp mạch máu não (CLVT, CHT, số hóa xóa nền), chụp CLVT phát điện tử dương (PET), chụp CLVT phát photon đơn (SPECT) để phát hiện ra dạng bệnh sa sút trí tuệ mình mắc phải. Xét nghiệm dịch não – tủy 3.3, Xét nghiệm dấu ấn sinh học Xét nghiệm dịch não-tủy và huyết thanh, đo nồng độ bêta-amyloid 1-40 và bêta-amyloid 1-42, Lejla K và cs (2010) thấy: Nồng độ  bêta-amyloid 1-42 giảm thấp ngay từ giai đoạn tiền lâm sàng  không phụ thuộc tuổi, giới, thời gian mắc bệnh. Tỷ lệ bêta-amyloid 1-42/bêta-amyloid 1-40 giảm không phụ thuộc vào tuổi và giới. Tóm lại, qua thăm khám lâm sàng, đồng thời căn cứ vào các nghiên cứu sinh học về chức năng nhận thức và quá trình lão hóa ở não bộ bệnh nhân mà các bác sĩ có thể chuẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh sa sút trí tuệ dạng nào, từ đó có phương pháp điều trị bệnh sa sút trí tuệ cụ thể. Do đó, khi bệnh nhân thấy bản thân có các dấu hiệu suy giảm trí nhớ, rối loạn hoạt động hoặc những biểu hiện khác cần đến thăm khám ngay để được các bác sĩ chẩn đoán kịp thời, tránh để lâu dài có thể gây ra các tổn thương cho não bộ vĩnh viễn không thể chữa trị được. Chia sẻ

Bệnh sa sút trí tuệ - Cách điều trị và chăm sóc

Sa sút trí tuệ là sự suy giảm tổng thể, toàn bộ các chức năng thần kinh, gây suy giảm trí nhớ, giảm khả năng ngôn ngữ, hành vi, suy nghĩ,… và các khả năng xã hội khác. Nguyên nhân gây ra sa sút trí tuệ có thể do Alzheimer, sa sút trí tuệ não mạch, sa sút trí tuệ thể Lewy hay một số nguyên nhân khác. (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lụcI – Bệnh sa sút trí tuệ là gì?II – Các loại sa sút trí tuệ thường gặpII.1 – Sa sút trí tuệ ở người cao tuổiII.2 – Sa sút trí tuệ ở người trẻII.3 – Sa sút trí tuệ thể lewyII.4 – Sa sút trí tuệ mạch máuIII – Các giai đoạn của sa sút trí tuệIV – Triệu chứng sa sút trí tuệV – Test đánh giá sa sút trí tuệVI – Điều trị sa sút trí tuệVII – Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ I – Bệnh sa sút trí tuệ là gì?    Sa sút trí tuệ là gì? Là một chứng bệnh liên quan đến các vấn đề về trí nhớ cũng như nhận thức. Bệnh này gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe và các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Chứng sa sút trí tuệ    Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sa sút trí tuệ. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến căn bệnh Alzheimer – tác nhân chính gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ, chiếm đến 60 – 70% các trường hợp mắc sa sút trí tuệ. Ngoài ra, những yếu tố khác cũng tác động đến bệnh có thể kể đến như chấn thương não, tuổi tác, giới tính,… II – Các loại sa sút trí tuệ thường gặp    Đối với chứng sa sút trí tuệ, ở mỗi người tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cũng như các triệu chứng, bệnh sẽ được chia thành những loại dưới đây:  II.1 – Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi    Người cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer cao, dẫn đến tình trạng sa sút trí tuệ. Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi gây ra tình trạng mất dần ký ức, không nhận ra nhà của mình cũng như người thân; rối loạn ngôn ngữ, trầm cảm, kích động,… Sa sút trí tuệ ở người già, người cao tuổi II.2 – Sa sút trí tuệ ở người trẻ    Nếu như trước đây, khi nhắc đến sa sút trí tuệ, người ta chỉ nghĩ đến người cao tuổi thì ngày nay, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Đối tượng là người trẻ mắc bệnh ngày càng tăng cao, cảnh báo nhiều nguy hiểm.     Trước áp lực cuộc sống, căng thẳng, stress có thể khiến cho thần kinh bị thoái hóa, làm giảm khả năng ghi nhớ, suy nghĩ của người trẻ. Hoặc những tác nhân khác như rượu bia, chất kích thích cũng khiến suy giảm trí tuệ.     Thông thường, sa sút trí tuệ ở người trẻ khó phát hiện hơn. Sở dĩ vậy bởi triệu chứng ở người trẻ thường không rõ ràng, khó phân biệt.  Chứng sa sút trí tuệ ở người trẻ tuổi II.3 – Sa sút trí tuệ thể lewy    Sa sút trí tuệ thể lewy xuất phát từ nguyên nhân hình thành của những khối protein bất thường ở trong não. Thể bệnh này đang ngày càng trở nên phổ biến, được thể hiện qua nhiều dấu hiệu, triệu chứng như: mộng du, ảo giác, khó khăn trong việc tập trung và chú ý, cứ động chậm chạp,… Sa sút trí tuệ thể Lewy  II.4 – Sa sút trí tuệ mạch máu    Đây là một trong những thể bệnh sa sút trí tuệ phổ biến, hình thành do các tổn thương ở mạch cung cấp máu cho não. Mạch máu gặp vấn đề có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm như đột quỵ hoặc làm tổn thương não (làm hỏng các sợi trong chất trắng của não).     Các triệu chứng phổ biến người bệnh có thể gặp khi mắc bệnh ở thể này là khả năng tập trung và tổ chức bị suy giảm, khó khăn trong suy nghĩ và giải quyết vấn đề.  Sa sút trí tuệ mạch máu (hay sa sút trí tuệ não mạch) III – Các giai đoạn của sa sút trí tuệ    Sa sút trí tuệ thường được thể hiện qua từng giai đoạn cụ thể. Mỗi giai đoạn sẽ có những triệu chứng và dấu hiệu khác nhau: III.1 – Giai đoạn đầu    Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh nên những triệu chứng xuất hiện thường gây mơ hồ và dễ nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe khác. Đây là lý do khiến cho người bệnh chủ quan và dễ dàng bỏ qua.     Ở giai đoạn này, bệnh thường có những biểu hiện như: mất tập trung khi làm việc, gặp khó khăn về trí nhớ ngắn hạn, nhầm lẫn trong nhận thức, gặp vấn đề về giao tiếp và bị mất phương hướng.  III.2 – Giai đoạn trung gian     Các triệu chứng của bệnh ở giai đoạn đầu sẽ dần chuyển sang giai đoạn trung gian. Tần suất các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện nhiều hơn, trở nặng hơn và gây ra nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt thường ngày của người bệnh. III.3 – Giai đoạn muộn     Lúc này, bệnh sa sút trí tuệ trở nên trầm trọng và khó có biện pháp can thiệp, đẩy lùi được. Người bệnh khi bước vào giai đoạn này sẽ cần phải có sự chăm sóc của bạn bè và người thân xung quanh. Giai đoạn này ở mức nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng hôn mê và tử vong.  IV – Triệu chứng sa sút trí tuệ    Hội chứng sa sút trí tuệ có thể được nhận biết qua nhiều triệu chứng khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu điển hình mà các chuyên gia chỉ ra, bạn đọc có thể tham khảo:  Mất trí nhớ: Khả năng ghi nhớ của người bệnh giảm dần theo thời gian và qua các giai đoạn. Người mắc hội chứng sa sút trí tuệ có thể quên ngay những sự kiện vừa mới xảy ra, dần dần quên cả người thân, đường về nhà,…  Thay đổi nhận thức: Khả năng nhận thức có nhiều thay đổi và bị hạn chế ở người sa sút trí tuệ. Họ thường gặp khó khăn trong việc tìm ra phương án, giải quyết vấn đề cũng như nhận định về một sự kiện nào đó.  KHó khăn trong giao tiếp: Việc tìm từ ngữ để biểu đạt suy nghĩ của người bệnh sa sút trí tuệ bị hạn chế dần theo thời gian. Ngay cả khi đọc, viết cũng có thể khiến chọ khó khăn.  Thay đổi tính cách, hành vi: Dễ dàng cáu gắt và dễ bị kích động là những triệu chứng điển hình ở người sa sút trí tuệ.  Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết sa sút trí tuệ    Ngoài những triệu chứng nêu trên, người sa sút trí tuệ còn có thể gặp rất nhiều những biểu hiện khác như ảnh hưởng thị giác, mất phương hướng, rối loạn chức năng vận động,… Dù là triệu chứng nào, ngay khi phát hiện thấy điểm bất thường, mọi người cần phải tiến hành đến các cơ sở y tế để được các chuyên gia thăm khám, phát hiện bệnh để có biện pháp  can thiệp kịp thời.  V – Test đánh giá sa sút trí tuệ    Hiện nay, cách phổ biến nhất được áp dụng trong quá trình thăm khám phát hiện bệnh sa sút trí tuệ là thông qua các bài test đánh giá. Một số bài test đánh giá sa sút trí tuệ phổ biến thường được các bác sĩ chuyên khoa thực hiện gồm:  Các trắc nghiệm sàng lọc: Cho phép đánh giá nhiều chức năng nhận thức khác nhau như trí nhớ, ngôn ngữ, tính toán, khả năng định hướng,…  Trắc nghiệm đánh giá khả năng nhận thức đặc hiệu: Đánh giá khả năng tập trung – chú ý, ngôn ngữ, trí nhớ và khả năng điều hành, nhận biết hình ảnh trong không gian.  Trắc nghiệm đánh giá hành vi tâm thần: Dùng để đánh giá những biểu hiện của bệnh tâm thần có thể xuất hiện ở người bị sa sút trí tuệ. Bài test đánh giá sa sút trí tuệ VI – Điều trị sa sút trí tuệ    Cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có bất kỳ phương pháp điều trị sa sút trí tuệ nào được đưa ra có tác dụng chữa tận gốc bệnh. Thay vào đó, chỉ có những loại thuốc và những giải pháp hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng cũng như ngăn chặn tiến triển của bệnh. Dưới đây là một số loại thuốc và liệu pháp được ứng dụng nhiều:  Thuốc kháng cholinesterase: Có các loại thuốc như Rivastigmine, Donepezil và Galantamine. Tuy nhiên, những loại thuốc này phải được bác sĩ có chuyên môn kê đơn, tuyệt đối người bệnh không được tự ý mua và sử dụng.  Điều chỉnh môi trường sống: điều chỉnh không gian sống phù hợp với tính cách và hành vi của bệnh nhân để mang lại sự thoải mái và tập trung hơn.  Đơn giản hóa nhiệm vụ cho người bệnh: Cho người bệnh tham gia nhiều hoạt động kích thích trí não như nghe nhạc, thưởng thức nghệ thuật, chơi trò chơi tư duy,…  Điều trị sa sút trí tuệ bằng thuốc    Ngoài ta, cần thiết phải xây dựng một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ điều độ cho người bệnh sa sút trí tuệ. Mỗi ngày tập thể dục 30 phút, ăn nhiều rau xanh, hạn chế chất béo và các chất gây nghiện, giao tiếp với mọi người xung quanh sẽ giúp tình trạng bệnh được ổn định hơn.  VII – Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ    Không chỉ bản thân người mắc bệnh mà người thân, gia đình của bệnh nhân cũng phải trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn khi chăm sóc họ. Người bệnh sa sút trí tuệ thường có tâm lý không ổn định, dễ mất kiểm soát và không làm chủ được hành vi. Do đó, đòi hỏi người chăm sóc cần có sự kiên trì, tốt nhất nên lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ chi tiết để tránh mệt mỏi, stress.     Cụ thể, bạn có thể lên kế hoạch cho giờ đi vệ sinh, giờ ăn uống, sinh hoạt cho người bệnh. Song song với đó, cần phải chăm sóc cho chính bản thân mình, tránh bị ốm để đảm bảo công việc chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ không bị gián đoạn.  Chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ    Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến chứng bệnh sa sút trí tuệ. Căn bệnh này gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người không may mắn mắc phải. Vì vậy, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, bạn cần thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời ngay. Chia sẻ

Loading...